Friday, December 30, 2011

 7 Loại Thực-Phẫm Tốt Nhất Cho Gan
Chăm sóc gan không có nghĩa là phải thường xuyên “hỏi thăm” bác sĩ. Cách đơn giản nhất chúng ta có thể tự làm là chọn cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh.
Cà rốt
Cà rốt

Gan có thể được coi là một cơ quan có chức năng giải độc của cơ thể. Một số các chức năng của gan bao gồm: điều chỉnh lượng chất béo, cân bằng nội tiết tố, và trợ giúp tiêu hóa.
Gan đồng thời cũng là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện một loạt các nhiệm vụ, vì vậy điều quan trọng là chúng ta phải “chăm sóc” hai lá gan hết sức cẩn thận.
“Chăm sóc” gan không có nghĩa là phải thường xuyên “hỏi thăm” bác sĩ. Cách đơn giản nhất chúng ta có thể tự làm là chọn cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh. Có một loạt các loại thực phẩm có thể hỗ trợ chức năng gan. Mục sức khỏe chỉ đưa ra 7 loại thực phẩm tiêu biểu dưới đây:
1. Cà rốt
Cà rốt nằm trong đầu danh sách bởi nó có nhiều chất beta-carotene. Cà rốt giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm chứng viêm trong cơ thể.
Ngoài ra, cà rốt còn là một nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể và dễ ăn uống. Khi chọn các loại thực phẩm làm sạch gan, điều quan trọng là hãy chọn những tươi mới và giàu chất hữu cơ.
2. Tỏi
Tỏi giữ vai trò làm sạch và tăng cường máu. Nó chứa một lượng cao allicin và selen, có tác dụng viện trợ làm sạch trong gan, thận. Tỏi có tác dụng tốt đối với gan thận bởi nó kích hoạt các enzym gan và lần lượt đẩy các độc tố ra khỏi gan.
1

3. Chanh
Chanh là một trong những loại thực phẩm làm sạch gan nhất. Nhiều người thích dùng chanh ở dạng nước ép. Nước chanh có lượng vitamin C cao, đồng thời chứa chất chống oxy hóa, và là một thực phẩm có tính kiềm mạnh.
1

Không chỉ vậy, chanh còn có tác dụng làm sạch túi mật, thận, những vùng tiêu hóa, và phổi. Thêm nước cốt của nửa quả chanh với một cốc nước nóng sẽ giúp cho hệ tiêu hóa tốt hơn.
4. Các loại rau lá xanh
Rau lá màu xanh là loại thực phẩm làm sạch tuyệt vời cho gan. Các chất diệp lục vốn có trong rau xanh sẽ làm nhiệm vụ hấp thụ các chất độc ra khỏi dòng máu.
1

Vậy nên đừng bỏ qua các loại rau như rau bina, rau cải, và rau arugula vào chế độ ăn uống của chúng ta. Rau lá xanh cũng là một nguồn chất xơ, và có thể được chế biến theo nhiều cách: nấu chín, làm nước ép…
5. Rễ củ cải
Củ cải đường có chứa một hóa chất gọi là betain có công dụng kích thích các tế bào gan. Nó cũng bảo vệ gan và ống mật, và đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn.
1

Củ cải đường là một nguồn giàu các vitamin và khoáng chất khác nhau. Nó không chỉ giúp làm sạch gan, thận và túi mật, mà còn giúp ổn định lượng đường trong máu.
6. Cây ké sữa (Milk Thistle)
Chất chiết xuất từ cây ké sữa có hai công dụng là ngăn ngừa và sửa chữa thiệt hại cho gan. Nó có chứa một chất chống oxy hóa có chức năng ngăn chặn độc tố. Hiện nay đã có những viên ké sữa dạng sẵn rất tiện sử dụng. Loại cây này có thể dùng trong thời gian dài.
1

7. Trà bồ công anh
Trà bồ công anh có đặc tính chống oxy hóa và là một bộ lọc máu rất tốt. Đã từ lâu, loại thảo dược này được sử dụng nhiều. Rễ bồ công anh kích thích dòng chảy của mật và hoạt động như một chất bổ cho gan. Đó chính là lý do hãy thử thay thế đồ uống hàng ngày của bạn bằng tách cà phê với trà bồ công anh.
1

Ngoài ra, chúng ta cũng nên quan tâm tới một trong những phương pháp làm sạch gan quan trọng nhất là uống nhiều nước. Bạn không nhất thiết phải tiêu thụ tất cả các loại thực phẩm bên trên, nhưng ý thức lựa chọn thực phẩm tốt cho cơ thể thì luôn phải được đặt lên hàng đầu.
Tử Vi 2012

Xem tử vi Nhâm Thìn 2012

Giáp Tý (02.02.1984 - 19.021.985) - Dương Nam
Canh Tý (28.01.1960 - 14.02.1961) - Dương Nữ
Canh Tý (28.01.1960 - 14.02.1961) - Dương Nam
Bính Tý (19.02.1996 - 06.02.1997) - Dương Nam
Bính Tý (19.02.1996 - 06.02.1997) - Dương Nữ
Giáp Tý (02.02.1984 - 19.02.1985) - Dương Nữ
Mậu Tý (10.02.1948 - 28.01.1949) - Dương Nam
Mậu Tý (10.02.1948 - 28.01.1949) - Dương Nữ
Nhâm Tý (15.02.1972 - 02.02.1973 ) - Dương Nam
Nhâm Tý (15.02.1972 - 02.02.1973) - Dương Nữ

Sửu
Ất Sửu (20.02.1985 - 08.02.1986) - Âm Nam
Ất Sửu (20.02.1985 - 08.02.1986) - Âm Nữ
Kỷ Sửu (29.01.1949 - 16.02.1950) - Âm Nam
Kỷ Sửu (29.01.1949 - 16.02.1950) - Âm Nữ
Quý Sửu (03.02.1973 - 22.02.1974) - Âm Nam
Quý Sửu (03.02.1973 - 22.02.1974) - Âm Nữ
Tân Sửu (15.02.1961 - 04.02.1962) - Âm Nam
Tân Sửu (15.02.1961 - 04.02.1962) - Âm Nữ


Dần
Bính Dần (09.02.1986 - 28.01.1987) - Dương Nam
Bính Dần (09.02.1986 - 28.01.1987) - Dương Nữ
Canh Dần (17.02.1950 - 05.02.1951) - Duong Nam
Canh Dần (17.02.1950 - 05.02.1951) - Dương Nữ
Giáp Dần (23.01.1974 - 10.02.1975 )- Dương Nam
Giáp Dần (23.01.1974 - 10.02.1975) - Dương Nữ
Nhâm Dần (05.02.1962 - 24.01.1963) - Dương Nam
Nhâm Dần (05.02.1962 - 24.01.1963) - Dương Nữ

Mão
Ất Mão (11.02.1975 - 30.01.1976) - Âm Nam
Ất Mão (11.02.1975 - 30.01.1976) - Âm Nữ
Đinh Mão (29.01.1987 - 16021988) - Âm Nam
Đinh Mão (29.01.1987 - 16.02.1988) - Âm Nữ
Quý Mão (25.01.1963 - 12.02.1964) - Âm Nam
Quý Mão (25.01.1963 - 12.02.1964) - Âm Nữ
Tân Mão (06.02.1951 - 26.01.1952) - Âm Nam
Tân Mão (06.02.1951 - 26.01.1952) - Âm Nữ

Thìn
Bính Thìn (31.01.1976 - 17.02.1977) - Dương Nam
Bính Thìn (31.01.1976 - 17.02.1977) - Dương Nữ
Giáp Thìn (13.02.1964 - 01.02.1965) - Dương Nam
Giáp Thìn (13.02.1964 - 01.02.1965) - Dương Nữ
Mậu Thìn (17.02.1988 - 05.02.1989) - Dương Nam
Mậu Thìn (17.02.1988 - 05.02.1989) - Dương Nữ
Nhâm Thìn (27.01.1952 - 13.02.1953) - Dương Nam
Nhâm Thìn (27.01.1952 - 13.02.1953) - Dương Nữ

Tỵ
Ất Tỵ (02.02.1965 - 20.01.1966) - Âm Nam
Ất Tỵ (02.02.1965 - 20.01.1966) - Âm Nữ
Đinh Tỵ (18.02.1977 - 06.02.1978) - Âm Nam
Đinh Tỵ (18.02.1977 - 06.02.1978) - Âm Nữ
Kỷ Tỵ (06.02.1989 - 26.01.1990) - Âm Nam
Kỷ Tỵ (06.02.1989 - 26.01.1990) - Âm Nữ
Quý Tỵ (14.02.1953 - 02.02.1954) - Âm Nam
Quý Tỵ (14.02.1953 - 02.02.1954) - Âm Nữ

Ngọ
Bính Ngọ (21.01.1966 - 08.02.1967) - Dương Nam
Bính Ngọ (21.01.1966 - 08.02.1967) - Dương Nữ
Canh Ngọ (27.01.1990 - 14.02.1991) - Dương Nam
Canh Ngọ (27.01.1990 - 14.02.1991) - Dương Nữ
Giáp Ngọ (03.02.1954 - 23.01.1955) - Dương Nam
Giáp Ngọ (03.02.1954 - 23.01.1955) - Dương Nữ
Mậu Ngọ (07.02.1978 - 27.01.1979) - Dương Nam
Mậu Ngọ (07.02.1978 - 27.01.1979) - Dương Nữ

Mùi
Ất Mùi (24.01.1955.-.11.02.1956) - Âm Nam
Ất Mùi (24.01.1955 - 11021956) - Âm Nữ
Đinh Mùi (09.02.1967 - 29.01.1968) - Âm Nam
Đinh Mùi (09.02.1967 - 29.01.1968) - Âm Nữ
Kỷ Mùi (28.01.1979 - 15.02.1980) - Âm Namf
Kỷ Mùi (28.01.1979 - 15.02 1980) - Âm Nữ
Quý Mùi (04.02.1943 - 24.01.1944) - Âm Nam
Quý Mùi (04.02.1943 - 24.01.1944) - Âm Nữ
Tân Mùi (15.02.1991 - 03.02.1992) - Âm Nam
Tân Mùi (15.02.1991 - 03.02.1992) - Âm Nữ

Thân
Bính Thân (12.02.1956 - 30.01.1957) - Dương Nam
Bính Thân (12.02.1956 - 30.01.1957) - Dương Nữ
Canh Thân (16.02.1980 - 04.02.1981) - Dương Nam
Canh Thân (16.02.1980 - 04.02.1981) - Dương Nữ
Giáp Thân (25.01.1944 - 12.02.1945) - Dương Nam
Giáp Thân (25.01.1944 - 12.02.1945) - Dương Nữ
Mậu Thân (30.01.1968 - 16.02.1969) - Dương Nam
Mậu Thân (30.01.1968 - 16.02.1969) - Dương Nữ
Nhâm Thân (04.02.1992 - 22.01.1993) - Dương Nam
Nhâm Thân (04.02.1992 - 22.01.1993) - Dương Nữ

Dậu

Ất Dậu (13.02.1945 - 01.02.1946) - Âm Nam
Ất Dậu (13.02.1945 - 01.02.1946) - Âm Nữ
Đinh Dậu (31.01.1957 - 17.02.1958) - Âm Nam
Đinh Dậu (31.01.1957 - 17.02.1958) - Âm Nữf
Kỷ Dậu (17.02.1969 - 05.02.1970) - Âm Nam
Kỷ Dậu (17.02.1969 - 05.02.1970) - Âm Nữ
Quý Dậu (23.01.1993 - 18.02.1994) - Dương Nam
Quý Dậu (23.01.1993 - 18.02.1994) - Dương Nữ
Tân Dậu (05.02.1981 - 24.01.1982) - Âm Nam
Tân Dậu (05.02.1981 - 24.01.1982) - Âm Nữ
Tuất
Bính Tuất (02.02.1946 - 21.01.1947) - Dương Nam
Bính Tuất (02.02.1946 - 21.01.1947) - Dương Nữ
Canh Tuất (06.02.1970 - 26.01.1971) - Dương Nam
Canh Tuất (06.02.1970 - 26.01.1971) - Dương Nữ
Giáp Tuất (10.02.1994 - 30.01.1995) - Dương Nam
Giáp Tuất (10.02.1994 - 30.01.1995) - Dương Nữ
Mậu Tuất (18.02.1958 - 07.02.1959) - Dương Nam
Mậu Tuất (18.02.1958 - 07.02.1959) - Dương Nữ
Nhâm Tuất (25.01.1982 - 12.02.1983) - Dương Nam
Nhâm Tuất (25.01.1982 - 12.02.1983) - Dương Nữ

Hợi

Ất Hợi (31.01.1995 - 18.02.1996) - Dương Nam
Ất Hợi (31.01.1995 - 18 02 1996) - Dương Nữ
Đinh Hợi (02.01.1947 - 09.02.1948) - Âm Nam
Đinh Hợi (02.01.1947 - 09.02.1948) - Âm Nữ
Kỷ Hợi (08.02.1959 - 27.01.1960) - Âm Nam
Kỷ Hợi (08.02.1959 - 27.01.1960) - Âm Nữ
Quý Hợi (13.02.1983 - 01.02.1984) - Âm Nam
Quý Hợi (13.02.1983 - 01.02.1984) - Âm Nữ
Tân Hợi (27.01.1971 - 14.02.1972) - Âm Nam
Tân Hợi (27.01.1971 - 14.02.1972) - Âm Nữ



Hồi Ký:

TRẬN CHIẾN ÐẤU BI HÙNG CUỐI CÙNG
CỦA TRƯỜNG THIẾU SINH QUÂN VŨNG TÀU

Tác Giả: Nguyễn Anh Dũng & Lâm A Sáng

(Cựu Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu)


Từ bên bờ sông Bến Hải, vết xích chiến xa T54 và các sư đoàn Bắc quân đã xóa nát văn kiện hiệp định Ba Lê 1973, tiến dần về Nam. Như một thứ định mệnh oan nghiệt, cả nước bị ém chặc và bức tử theo ván bài chiến lược quốc tế được quyết định từ bên ngoài cương thổ Việt Nam. Từng tấc đất bị mất. Hoa Kỳ làm ngơ, thế giới cúi mặt... Mất Quảng Trị, Huế, Ðà Nẳng, Qui Nhơn, Cao Nguyên, Nha Trang, Phan Thiết...Và rồi đầu tháng Tư 75, Bắc quân bị Sư đoàn 18 BB của tướng Lê Minh Ðảo chận khựng tại Long Khánh 12 ngày đêm, sau đó địch tiếp tục tràn về ven biên ngoại ô Sài Gòn. Quân ta cứ rút, cứ rút.
Vũng Tàu, những ngày cuối tháng Tư năm 1975, một trong những phần thân thể còn lại của Tổ Quốc cũng đang lên cơn sốt hốt hoảng, náo động. Dòng người di tản, cả lính lẫn dân, đổ về Vũng Tàu từ cả hai mặt, đường bộ cũng như đường biển. Vũng Tàu chênh vênh bên bờ nước, tuyệt vọng, cùng đường.
Ngày 26 tháng 4, Bắc quân tấn chiếm Biên Hòa, Bà Rịa, sau đó, cầu Cỏ May nối liền Bà Rịa và vũng Tàu bị giật sập. Vũng Tàu co ro trong thế cô lập, chờ chết! Nhưng trường Thiếu Sinh Quân thì dường như không. Truờng tọa lạc ngay cửa ngõ của thị trấn, song lại bị ngăn cách bởi những vách tường vách đá kiên cố bao quanh, cái giao động âu lo, tuyệt vọng từ một Vũng Tàu hỗn loạn không lọt vào trường. Các Thiếu Sinh Quân vẫn sinh hoạt đều đặng như mọi ngày, Thiếu Sinh Quân liên lớp 12 ( lớp người viết) đang trong thời gian học thi tốt nghiệp vẫn cúi đầu miệt mài với sách vở. Trong thời gian này, phần lớn các Thiếu Sinh Quân lớp nhỏ cư ngụ ở các vùng Sài Gòn, các tỉnh vùng 3 và vùng 4 được nhà trường cho về với gia đình, còn các Thiếu Sinh Quân ở vùng 1 và vùng 2 phải ở lại trường do tình hình chiến sự rối ren hay đã mất vào tay Bắc quân, vì thế không khí nhà trường càng ngày càng nặng nề, yên tĩnh.. Cái nặng nề và yên tĩnh đó trở nên ngột ngạt căng thẳng dần khi chúng tôi nhận ra nét âu lo, bức xúc trên những gương mặt của các cán bộ và nhân viên cơ hữu nhà trường.
Ngày 28 tháng Tư, chúng tôi được lệnh tập hợp sau bữa ăn chiều. Trung tá Ngô Văn Doanh, Chỉ huy trưởng, thông báo tình hình khẩn cấp, ban hành lệnh giới nghiêm và tuyên bố:
- Các em không có gì phải rối loạn, lo âu! Nhà trường đã có kế hoạch di tản!
Mặc dù còn trẻ, nhưng chúng tôi đã cảm thức cái nguy cơ, cái bất thường tuyệt vọng của tình hình đất nước trong những ngày qua, nên dù đã được Chỉ huy trưởng trấn an, chúng tôi cũng đã phải trải qua một đêm mất ngủ. Tổ quốc, tương lai, gia đình, bè bạn và ngôi trường thân yêu này ngày mai sẽ ra sao? Chúng tôi trằn trọc đến sáng, khi mặt trời lên, trên gương mặt của đám Thiếu Sinh Quân chúng tôi, ai cũng hiện lên những nét lo âu, sợ sệt của đám gà con đang bối rối rúc chui dưới lông cánh gà mẹ trong lúc diều hâu lờ lững lượn trên vòm trời xanh.
Khung trời rộng dường như nhỏ dần lại trên khoảng không gian trường Thiếu Sinh Quân sáng ngày 29 tháng Tư, cùng lúc những âu lo của anh em lại trương lớn dần và căng thẳng thêm. Bỗng chợt âm thanh của đạn trọng pháo chẳng biết từ đâu xé gió rít qua không gian... và Ầm! Ầm!.. Tiếng nổ ù tai của những viên đạn rơi vào chân núi đài viba sát đàng sau lưng trường. Ðại úy Lê Viết Ðắc, cán bộ Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Hùng Vương, liên lớp 12 rút súng ra khỏi vỏ, chạy ngược chạy xuôi lệnh cho các Thiếu Sinh Quân nằm sát xuống đất để tránh miểng đạn. Trong bối cảnh của tiếng những mảnh đất đá rơi xào xạc trộn lẫn âm thanh vang dội của đạn trọng pháo, ô ng như một con gà mẹ dáo dác bảo bọc đàn con. Không biết mục tiêu những viên đạn trọng pháo đó là ai, là trường Thiếu Sinh Quân hay đơn vị đồn trú tại đài viba gần trường, nhưng âm thanh của tiếng nổ và cảnh núp đạn lần đầu tiên kể từ ngày vào trường đã gieo trong đầu non nớt chỉ biết ăn học và chơi của chúng tôi cái cảm giác kỳ lạ, hoang mang, lo sợ về sự sống, sự chết. Chúng tôi vẫn nằm yên. Ðịch pháo thêm vài đợt, đạn rơi bên ngoài trường, sau đó rồi im. Tình hình yên tĩnh trở lại.
Khoảng 11 giờ trưa, trong cái cảm giác mang mang, tuyệt vọng, toàn trường như bất động lặng yên nghe tiếng Ðại úy Hoàng, cán bộ Liên đoàn trưởng, thông báo qua loa phóng thanh:
- Toàn trường chuẩn bị di tản! Các thiếu Sinh Quân cấp trưởng trang bị vũ khí và nhận nhiệm vụ hướng dẫn và bảo vệ đoàn quân. Tập hợp kiểm điểm quân số! Chuẩn bị lên đường khi có lệnh!
Thế là hết! Cơn bão lịch sử sắp tràn qua ngôi trường thân yêu đầy những kỷ niệm của tuổi thơ. Lệnh ra được tuâân theo răm rắp. Khoảng xế 1 giờ trưa, toàn thể Thiếu Sinh Quân bắt đầu di chuyển khỏi nhà trường cùng với tất cả cán bộ nhân viên. Ðoàn di tản bắt đầu rời trường theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. Là Thiếu Sinh Quân Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Hùng Vương, liên lớp 12, tôi đi hàng đầu cùng các em nhỏ. Ðội ngủ Thiếu Sinh Quân lặng lẽ di chuyển dưới ánh nắng Vũng Tàu chói chang.
Ða số anh em là những đứa trẻ mất cha, mất mẹ trong chiến tranh, ngôi trường Mẹ Thiếu Sinh Quân trở thành tổ ấm đầu đời và tương lai, nay phải doạn lìa, phải ra đi, những trái tim non đã bước đi những bước bùi ngùi, vương vấn. Ði về đâu? Với ai? Thông báo toàn trường được di tản bằng tàu không là câu trả lời trọn nghĩa cho những ý nghĩ mênh mang trong đầu những đứa trẻ chưa thành người lính.. Ðột nhiên, nữa đường di chuyển, chúng tôi bị một số anh Thủy Quân Lục Chiến chận lại. Trung tá Dzoanh đến tiếp chuyện cùng người chỉ huy toán lính TQLC... Chúng tôi không rõ nội dung cuộc nói chuyện, song thấy không khí và sắc mặt cả hai bên đều lộ vẻ căng thẳng. Qua tiếng được, tiếng mất, chúng tôi đoáùn Thủy Quân Lục Chiến đã chiếm giữ bến cảng để họ di tản. Họ buộc chúng tôi phải quay trở lại trường. Cuối cùng, lệnh quay về trường được ban ra. Trên đường về, tâm hồn tất cả mọi người đều trĩu nặng. Bắc quân càng lúc càng sát nách, đường thoát bị tắc nghẽn, sinh lộ càng lúc càng hẹp dần. Không ai bảo ai, tất cả mọi người đều thấy cái cơ may được di tản rất là mong manh.
Về đến sân trường, chúng tôi được tập trung ở sân banh. Chỉ huy trưởng thông báo là kế hoạch di tản được thay đổi. Theo kế hoạch, chúng tôi sẽ được bốc tại trường bằng trực thăng để đưa ra Hạm Ðội 7 đang chờ ngoài khơi Vũng Tàu. Thời gian như chậm lại, nặng nề. Cả đám chúng tôi bật dậy như những chiếc lò so khi thấy một chiếc trực thăng đáp xuống sân trường, niềm hy vọng lại nhen nhúm bốc lên theo đám bụi mù tung cao theo cánh quạt. Hành khách chuyến không vận đầu tiên này gồm một cố vấn Mỹ mặc thường phục, Trung sĩ I Ngộ, cán bộ của trường và 7 em Thiếu Sinh Quân thuộc Tiểu đoàn Quang Trung là liên lớp nhỏ nhất trường. Chuyến bay cất cánh rời khỏi vận động trường. Chúng tôi thẫn thờ tìm chỗ ngồi chờ đợi. Thời gian kéo dài khoảng một tiếng đồng hồ mà chúng tôi có cảm tưởng như một thế kỷ. Anh em nhìn lên bầu trời xanh chờ bóng dáng một chiếc trực thăng, chờ âm thanh cánh quạt, mỏi mòn, tuyệt vọng. Chiếc trực thăng cứu tinh ngày càng biền biệt tăm hơi khi bóng chiều ngả bóng dần trên sân trường. Nhìn lên cột cờ, lá cờ vàng ba sọc đỏ của Tổ Quốc vẫn còn tung bay. Nhìn xuống sân trường, đoạn trường, ngao ngán.
Khoảng 6 giờ chiều, chúng tôi sững sờ nhìn chiếc xe chở Trung tá Chỉ huy trưởng lăn bánh vội vàng rời cổng trường. Trái tim tôi nghẹn đắng một nỗi uất ức kèm theo một nỗi chới với, hoảng hốt của một đứa bé lạc mẹ giữa buổi chợ đông nghẹt những người. Rồi phóng thanh, một lần nữa, xác định một thực tế phủ phàng:
- Kể từ giờ phút này, chúng tôi không còn trách nhiệm với các em nữa! Các em hãy tự lo lấy bản thân!
Thế là đã quá rõ! Chúng tôi bị bỏ rơi! Ngôi trường này là nhà. Cán bộ là người thân. Giờ đây chúng tôi biết làm gì, và biết đi về đâu. Những trái tim non uất nghẹn, chới với, hoảng hốt. Và thế là như một bầy ong vỡ tổ, chúng tôi tản mát tung ra chạy khỏi trường. Nhưng chạy đi đâu? Chẳng biết! Tại sao chạy? Chẳng hiểu! Thấy bạn bè chạy thì mình cũng chạy. Thế thôi!
Tôi và Nguyễn Lương Thịnh, biệt hiệu Thịnh nhóc thường đánh bóng bàn với tôi, cùng tôi, tay cầm súng, tay gạt các nhánh sậy che phủ con đường mòn sau núi, chạy hộc tốc như bị cọp đuổi sau lưng. Chúng tôi ra tới Bãi Trước và nhận ra tình trạng náo loạn ngoài đường phố, tiếng đạn nổ tứ tung, dân chúng ai cũng đóng chặt cửa trốn trong nhà. Thật không khác một đám loạn kiêu binh. Tôi thấy ở phía trước mặt khoảng 200 thước, một Thiếu Sinh Quân cũng cầm súng như tôi, bị một người lính, không biết ta hay địch giả dạng, hành hung và giật lấy khẩu súng. Tôi không hiểu vì sao. Hoảng hốt, tôi và Thịnh vội vàng vứt súng và quay ngược chạy trở về trường, mệt và khô cổ đến đắng họng. Chẳng hiểu sao chúng tôi lại có thể chạy liên tục từ trường ra Bãi Trước rồi rồi từ Bãi Trước quay ngược trở lại trường. Về đến gần trường, tôi chợt nhớ ra gia đình người bạn cùng liên lớp là Tô Trích Long Vân. Cha của Vân là Thiếu úy Tô Trích Mầu, một cán bộ của trường và gia đình nằm trong khu gia binh gần trường. Thế là chúng tôi chạy đến gõ cửa xin tạm náu.
Bố mẹ Vân dọn cơm cho chúng tôi ăn. Mẹ Vân nhìn hai chúng tôi đang ngấu nghiến ngồi ăn với ánh mắt xót thương, trìu mến. Tôi không bao giờ quên ánh mắt của bà. Có lẽ bà đang nghĩ tội nghiệp cho hai đứa chúng tôi. Là những bạn học cùng lớp, Vân còn có gia đình, ruột thịt ở bên cạnh, còn hai đứa chúng tôi thì tứ cố vô thân, không biết sẽ trôi giạt về đâu trong cn biến loạn. Xong bữa cơm, nhìn ra ngoài trời, đêm đen đã trùm kín không gian tự lúc nào. Căn nhà như thu mình trong nỗi lo âu. Và mọi người cứ nhìn nhau, không ai nói một lời. Trong lúc mọi người chìm đắm trong những suy tư riêng, tôi bỗng nghe tiếng loa phóng thanh từ trường vọng lại:
- Các anh Thiếu Sinh Quân lớp lớn xin trở về trường! Chúng em cần các anh lắm!
Tiếng của em Thiếu Sinh Quân nhỏ vang vọng trong màn đêm, thúc bách não ruột như tiếng chim chíp của đàn gà con mất mẹ làm tôi vô cùng xốn xang, bất xúc. Các em chẳng có nơi nào dung thân, chỉ còn biết trông cậy vào các anh lớn đùm bọc. Là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Thiếu Sinh Quân lớp lớn nhất, tôi nhận ra trách nhiệm của mình. Tôi không thể ngồi yên khi nghĩ đến bạn bè và đàn em đang ở trong trường. Có thể lúc này Bắc quân đã có mặt đâu đó gần Vũng Tàu hay quanh trường, nhưng tiếng các em gọi loa đã giục tôi đứng lên và cương quyết trở lại truờng với các em. Bố Mẹ Vân lo lắng khuyên chúng tôi đổi ý. Tôi cám ơn Bố Mẹ Vân và nói trước khi phóng vào đêm tối:
- Tụi con không thể bỏ các em được!
Về đến trường, các bạn cùng liên lớp với tôi như Lâm A Sáng, Phạm Ngọc Trình, Nguyễn Văn Minh... cũng đã có mặt. Tôi nhận thấy các bạn đã phá kho vũ khí của trường và đang hì hục khuân vác súng đạn ra các ổ canh gác. Một toán Thiếu Sinh Quân khác thì đang xả thịt một con bò, lui cui nấu ăn và luộc thịt. Thế là tôi vớ lấy một cái nón sắt, chụp một khẩu Carbine, cùng với Thịnh, cũng trang bị y hệt, lúc nào cũng kè kè bên cạnh. Hai đứa chúng tôi tự xem trách nhiệm tổ chức canh gác như nhiệm vụ được anh em giao phó.
Nhìn lên bầu trời đen thẳm, nỗi cô đơn chợt đến, chợt đi, tôi suy nghĩ lan nan với một bài toán không đáp số. Vì trách nhiệm của anh lớn bảo bọc đàn em, chúng tôi sẳn sàng cho một cuộc chiến. Cuộc chiến đấu này sẽ về đâu? Chúng tôi không biết. Tương quan lực lượng nghiêng lệch ra sao? Chúng tôi chẳng cần bàn. Không ai trong chúng tôi tin là mình sẽ chiến thắng, nhưng chúng tôi vẫn sẽ chiến đấu, ít nhất chúng tôi cũng phải đánh trả đích đáng những ai muốn chiếm lấy ngôi trường này, nơi dung thên cuối cùng của chúng tôi.
Tôi và Thịnh vát súng đi một vòng toàn trường, thăm các chốt và các chòi canh. Các chốt canh gác những hướng xâm nhập chủ yếu đều được trang bị vũ khí cộng đồng với xạ thủ, phụ tá xạ thủ và nhân viên tiếp đạn. Nhìn những Thiếu Sinh Quân đàn em chững chạc, tự tin bên ổ súng, thành thạo nạp những băng đạn vào ổ súng, sẳn sàng khai hỏa... Tôi bỗng thấy các em chợt lớn lên như những anh hùng Phù Ðổng. Tôi đặt mật khẩu, dặn các chốt canh học thuộc lòng, nếu thấy bóng người di chuyển đến thì hỏi, trả lời không đúng mật khẩu là "quạng" liền lập tức. Toàn trường đặt trong tình trạng báo động và sẳn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào.
Sau khi dạo vài lần, nhận thấy các chốt canh đã được chuẩn bị đạn dược chu đáo, mật khẩu thông thuộc, tất cả mọi người đèu được phân phối khẩu phần đầy đủ... (Nhìn các bạn "chén" bữa cơn nửa khê nửa sống một cách ngon lành, tôi có cảm giác bữa cơm hôm nay có lẽ là bữa cơm ngon nhất kể từ ngày nhập trường của các bạn...) Xong công việc, tôi và Thịnh quay lên phòng làm việc của Chỉ Huy Trưởng nghỉ dưỡng sức. Lúc này Thịnh quá mệt, chẳng còn thiết tha gì nữa, cậu ta chui vào một góc phòng và mấy phút sau đã bắt đầu "kéo đờn cò". Ngoài trời, đêm đen thật thanh vắng, tôi ra ngoài đứng trên ban công, nhìn qua trại gia binh bên cạnh, tự hỏi không biết gia đình Vân đang làm gì, và nghĩ đến ánh mắt yêu thương của Mẹ Vân nhìn hai đứa tôi khi ăn cơm với linh cảm mình sẽ không bao giờ có lại bữa cơm đó. Nhìn qua lầu 2 phòng quân số, tất cả đều yên tỉnh. Tôi biết một số quá mệt, chắc cũng đã "hồn bướm mơ tiên", tuy nhiên hẳn cũng đã phân công thay nhau ngủ. Những con gà con rối loạn chỉ trong vài tiếng đồng hồ nay đã trở thành những con mãnh hổ đang nằm phục sẳn. Không ai có thể ngờ được sức mạnh của những con mãnh hổ nài lợi hại đến nhường nào.
Tôi quay trở lại phòng Chỉ Huy Trưởng,và ngủ thiếp đi tự lúc nào không hay. Trong giấc mơ, tôi thấy mình đang ở nhà quây quần cùng với cha mẹ và anh em. Hai đứa em gái của tôi, bây giờ mới được 7 và 8 tuổi, đòi tôi dẫn đi chợ. Hàng năm, mỗi lần được về phép thăm nhà, anh em chúng tôi, như đã thành thông lệ, thường được cha mẹ cho tiền. Hai em gái tôi rất thích ăn yaourt. Ở chợ gần nhà có quán của bà Ba, yaourt của bà làm thật là ngon tuyệt. Thế là ba anh em chúng tọi lại đến vòi mẹ xin tiền, rồi mỗi đứa một bên, tôi dắt hai em đi chợ. Ði gần đến chợ thì... một em THiếu Sinh Quân lay tôi dậy. Tôi mở mắt thấy trời hừng sáng. Em nói:
- Anh Dũng! Có lính đông lắm, đang đi về hướng mình!
Tôi bật dậy, nhảy ra ban công nhìn về hướng đại lộ độc đạo dẫn vào cổng trường. Trời đang mưa lâm râm, còn mờ mờ tối, cảnh vật rất yên tỉnh. Tôi chẳng nhìn thấy gì, và nghĩ cậu bé lay mình dậy vì hoảng sợ nên tưởng tượng, trông gà hóa cuốc... nên sắp sửa quay lưng trở về chỗ nằm. Bỗng nghe tiếng oang oang của hạ sĩ Hoành mà các anh em đặt biệt hiệu vui là Hoành heo, anh Hoành là hạ sĩ quan cán bộ hỏa đầu vụ. Tôi ngạc nhiên vì sự hiện diện của hạ sĩ Hoành, chẳng biết anh nhập cuộc tự bao giờ. Hạ sĩ Hoành bảo chúng tôi:
- Tụi bay ở đó đi! Chắc lính mình đó! Ðể tao ra coi thử!
Cùng đi với hạ sĩ Hoành là Nguyễn Văn Thành, liên lớp 12 và một Thiếu Sinh Quân nữa tôi không biết tên, vát súng hướng về phía cổng trường. Ðến lúc đó, tôi mới thấy có một nhóm người lố nhố ở tít đàng xa đang hướng dần về phía chúng tôi. Tôi đứng trên lầu căng mắt theo dõi và dặn anh em sẳn sàng cho mọi bất trắc. Ðột nhiên, tất cả anh em đều nghe tiếng hạ sĩ Hoành la lớn:
- Việt cộng!
Tiếng hô "Việt cộng!" của hạ sĩ Hoành vừa dứt thì lập tức, tất cả hỏa lực đặt sẳn ở lầu 1 phòng quân số, phòng chỉ huy, các khu vực tháp canh nhất tề đồng loạt khai hỏa yễm trợ cho đồng đội chạy trở vào trường. Bắc quân không thể nào ngờ họ "được đón tiếp nồng hậu" như vậy. Suốt khoảng thời gian gần 15 phút, hỏa lực từ trong trường dập ra thậy dữ dội. Bắc quân bị tấn công bất ngờ, chui rúc tìm chỗ tránh đạn, chỉ nghe rời rạc vài tiếng AK bắn trả. Có lẽ là họ nghĩ trường Thiếu Sinh Quân đã di tản và bỏ trống. Những phút giây khai hỏa dữ dội ở cổng trường đã làm cho tất cả lực lượng chiến đấu còn lại của trường tỉnh táo và sẳn sàng ở vị trí ứng phó 5/5.
Bên ngoài trường, hẳn là đồng bào đã bừng thức giấc và ngạc nhiên, lo âu, nhìn vào trường Thiếu Sinh Quân. Một buổi sáng họ không bao giờ quên. Trong trường, anh em di chuyển nhộn nhịp hẳn lên. Tôi nhìn thấy Lâm A Sáng và Phạm Ngọc Trình chạy lúp xúp sang ban quân số, đứa vát súng, đứa vát đạn. Ðến ban quân số, tầng trên đã chật ních những xạ thủ, Sáng và Trình phải nằm thủ ở bậc cầu thang, thoắt một cái, khẩu trung liên Bar của Sáng và Trình đã sẳn sàng tham gia cuộc chiến. Súng vẫn còn nổ giòn giã thì Hoàng Văn Mạ đang thủ đại liên trên lầu gào:
- Ê tụi bay! Bắn cho chính xác và vừa thôi, coi chừng hết đạnnghe!
Sau tiếng gào lớn của Mạ, như thể một mệnh lệnh, khiến cho tất cả các khẩu súng đều ngừng khạc lửa. Khói súng mịt mù, mùi thuốc súng nồng nặc. Tai tôi lùng bùng vì tiếng đạn nổ tưởng rách màng nhĩ. Xa xa ngoài cổng trường, các bóng Bắc quân biến đi đâu mất. Bên trong sân trường và các ổ chiến đấu thì tĩnh mịch, cái yên tĩnh rùng rợn của một hứa hẹn đổ máu thật dễ sợ mà lần đầu tiên trong đời tôi mới cảm thấy. Tôi đoán Bắc quân thế nào cũng tấn công và chiếm trường. Tôi cũng biết quyết tâm của những tay súng Thiếu Sinh Quân quả cảm, liều lĩnh. Chúng tôi lúc này như đã ở vào thế cận chân tường, chiến đấu trong tâm trạng "điếc không sợ súng" và ý nghĩ "không còn gì để mất!".
Bên ngoài, trời đã bắt đầu rạng sáng. Trấn tĩnh đội hình, Bắc quân bắt đầu tấn công chiếm trường. Họ cho một toán quân tiến qua khách sạn đối diện trường ở phía bên kia đường, chiếm giữ các vị trí trên các tầng lầu nhằm giảm lợi thế của chúng tôi khai hỏa từ trên cao, một mặt, họ đưa hỏa lực mạnh như súng cối, súng phóng lựu, B40 để công phá chúng tôi ở mặt đất, vì với vị trí phòng thủ kiên cố, hỏa lực nhẹ của họ không có tác dụng uy hiếp được chúng tôi.
Cuộc chạm súng đợt hai khởi diễn với quả đạn pháo của Bắc quân rớt vào giữa sân banh sau lưng chúng tôi. Lần đầu tiên bị pháo giữa sân trường, lẽ ra phải nằm xuống tránh miểng đạn, một số các em hoảng sợ chạy tán loạn tìm chỗ che lưng, cũng may là không ai bị trúng thương. Tiếp theo là một phát B40 thổi tung cổng trường, một em Thiếu Sinh Quân, có lẽ thuộc liên lớp 9 hoặc 10, chạy ra kéo cánh cửa đóng lại. Vừa đóng xong, em chạy qua nấp bên bức tường đá phía phòng chỉ huy. Tất cả sự việc xẩy ra không đầy một phút, em vừa kịp lách mình vào thành đá là một quả B40 thứ hai nối tiếp một lần nữa, mở toang cổng trường. Giỡn mặt với tử thần như vậy cũng tạm đủ. Từ giờ phút đó chẳng ai thèm chạy ra đóng cửa nữa. Nhìn rõ mặt đánh nhau mới "sướng!"
Mặc dù có những lỗi lầm ngu ngơ của lần đầu tiên trong đời đối mặt với kẻ thù như vừa kể, cuộc chạm súng đợt hai đã diễn ra thật dữ dội. Ðối phó với địch quân trên các tầng lầu khách sạn, Phú Văn Ðại cầm khẩu M79 bắn trực xạ vào các ô cửa phòng khách sạn. Chẳng hiểu hắn luyện tập khi nào mà sử dụng vũ khí rất chuyên nghiệp. Bắc quân bị khốn đốn rất nhiều với anh chàng này.
Ðối phó với toán quân trên bình địa là các khẩu đại liên phí hợp với trung liên, tiểu liên thay phiên bọc lót nhau. Những tràng đạn giòn tan đủ âm độ được tô điểm bởi những phát nổ cầm chừng cũa các khẩu Garant nhịp nhàng, ăn ý, lâu lâu lại có tiếng dậm đậm đà của cây phóng lựu M2. Tất cả các âm thanh quyện lại như một dàn nhạc giao hưởng điêu luyện và biến thành một lưới đạn chằng chịt phủ xuống đầu đối phương.
Với quân số ước lượng hơn một tiểu đoàn quân chính quy Bắc Việt, đối phương dồn hỏa lực cố gắng tạo kẽ hở để vượt lên tiến gần chúng tôi, nhưng với vị trí thuận lợi và những tay súng gan lì không hề nao núng trước lằn đạn kẻ thù, các em nhỏ Thiếu Sinh Quân đã buộc Bắc quân phải bó tay, dậm chân tại chỗ suốt hơn một giờ chiến đấu.
Ðến khoảng 7 giờ sáng, từ bên phòng Chỉ Huy Trưởng, tôi chạy băng qua phòng quân số để theo dõi việc tiếp đạn cho các khẩu đại liên trên đó. Qua hai cánh cổng mở toang, tôi chợt thấy một bộ đội cộng sản đang đặt một khẩu phóng lựu trên vai nhắm thẳng ngay tôi, tôi bật ngay khẩu carbin trên tay hướng về hắn bóp cò. Cùng lúc viên đạn từ nòng súng của hắn cũng xẹt một ánh sáng xanh bay về phía tôi, chệch qua mặt tôi khoảng hai gang tay. Viên đạn trúng đài biểu tượng Nhân - Trí – Dũng, phá tan một mảnh đá lớn. Ngay lúc đó, tôi cảm thấy hoa mắt, chân và vai tê rần. Tôi khỵu xuống với chân phải bị trúng thương, liếc nhìn xuống áo sơ mi đang mặc loang lổ đầy máu tươi. Một thoáng tích tắc, tôi ngạc nhiên không hiểu tại sao áo mình đầy những máu mà tôi không cảm thấy một chút gì đau đớn thì tôi ngả ra ngất xỉu. Trong lúc đó, Lâm A Sáng cũng bị một phát đạn vào chân, Lê Văn Tánh chạy lại băng bó cho Sáng, một lúc sau cũng lãnh một viên đạn vào đùi.
Thế là Phạm Ngọc Trình cõng Lâm A Sáng, Nguyễn Văn Minh cõng tôi chạy qua khu Văn Hóa. Nghe kể lại, hai Thiếu Sinh Quân đã dùng tấm drape giường làm võng khiêng tôi đang mê man ra đến bệnh viện Vũng Tàu cách trường vài cây số.
Các anh em Thiếu Sinh Quân ở lại vẫn tiếp tục chiến đấu mãi cho đến gần 10 giờ sáng. Khi ấy đạn dược đã gần cạn, các bạn mới quyết định gọi loa điều đình ngưng bắn và treo cờ trắng đầu hàng. Một sự đầu hàng trong danh dự, vì các em vẫn đường hoàng làm lễ hạ quốc kỳ và thay vào đó bằng tấm drape trắng dong lên cho phép Bắc quân đặt chân vào ngưỡng cửa ngôi trường yêu dấu. Bắc quân hẳn phải bàng hoàng khi thấy những đối thủ kiêu hùng của họ chỉ là các em THiếu Sinh Quân tuổi trung bình 15, 16 mà thôi. Họ uất ức, nhưng chắc hẳn họ cũng phải thán phục các tác giả của 6 xác bộ đội đang nằm phơi nắng ngoài cổng trường.
Theo lời thuật lại của Lâm A Sáng, thì trong hơn 100 Thiếu Sinh Quân tham gia trận đánh, đa số đã leo rào sau trường trốn thoát trước khi Bắc quân xông vào cổng trường, còn lại chỉ có vài chục em nhỏ ở lại với các anh lớn bị thương không thể đào thoát. Tất cả bị Bắc quân bắt giữ đem nhốt qua trại gia binh Cô Giang bên cạnh trường. Trại gia binh Cô Giang vốn là ngõ ngách quen thuộc của các Thiếu Sinh Quân, nên tất cả đã chui rào biến mất, khiêng luôn cả Lê Văn Tánh bị thương nặng ở đùi theo. Nhốt Thiếu Sinh Quân ở trại Cô Giang chẳng khác nào thả hổ về rừng.
Trở lại phần tôi, tỉnh dậy trong bệnh viện Vũng Tàu thì trời đã tối. Chân và vai đau đớn vì miểng đạn , mặt thì sưng vù không há miệng được do vết thương ở bên má. Cho đến bây giờ, hơn 27 năm sau, ngồi viết đến đoạn này, tôi vẫn không ngăn được niềm xúc động và tự hào cho tình yêu thương nhau hiếm có của những con người Thiếu Sinh Quân. Bệnh viện đầy ngập những người bị thương, nhân viên y tế không đủ để chăm sóc. Tôi bị bỏ nằm trên nền đất lạnh cả đêm, chẳng có y tá nào ngó ngàng tới, chỉ có một em Thiếu Sinh Quân lớp 9 mà mãi đến 27 năm sau tôi mới được biết tên là Nguyễn Kim Hùng, đã ở lại chăm sóc cho tôi. Em thức suốt đêm cạy miệng đổ sữa cho tôi cầm sức và quanh quẩn bên tôi để giúp đỡ. Ðến sáng hôm sau, thì một đám bạn cùng lớp gồm Thịnh nhóc, Thành râu, Thiện huế và vài em nữa tôi không nhớ tên, đến bệnh viện đón tôi đi. Các bạn rất vất vả thay phiên nhau cõng tôi đi mãi đến khi trời chập choạng tối thì chúng tôi mới về đến Bà Rịa. Nghỉ ở Bà Rịa một đêm, sáng hôm sau, chúng tôi lại dìu dắt nhau tìm phương tiện để trở về thành phố.
Lịch sử đã sang trang. Hơn một phần tư thế kỷ đã trôi qua. Truờng Thiếu Sinh Quân ngày nay đã trở thành trụ sở của một công ty dầu khí ở Vũng Tàu, tuy nhiên, trong lòng người dân xứ biển , hình ảnh hào hùng của những Thiếu Sinh Quân trong trận đánh giữ trường lịch sử mãi mãi sẽ không bao giờ phai nhạt. Tổ Quốc sẽ ghi danh trong quân sử những người con Thiếu Sinh Quân vũ dũng, kiêu hùng đã viết nên thiên anh hùng ca bất khuất cho quân đội...

Colorado 24/10/2002

Nguyễn Anh Dũng & Lâm A Sáng


Ngôi sao cô đơn
(ngày cui thê lương)

Giới thiệu:

Tháng 8-1999, tôi dọn nhà đến một căn phòng mới mướn. Trên ngăn kệ cao của closet, người mướn trước để sót lại một xấp “hồi ký” dầy 27 trang viết tay.
Đêm đầu tiên ở phòng trọ mới, tôi đọc đoạn “hồi ký” bi hùng đó với nỗi niềm thương cảm không tả xiết: Thương cảm cho một danh tướng trong bước đường cùng của vận nước đen tối; thương cảm cho phu nhân và 2 người con của Tướng tuẫn tiết và thương cảm vị sĩ quan trẻ, có lẽ là Chánh Văn Phòng của vị tướng anh hùng, tức tác giả của đoạn “hồi ký” nầy.
Tháng 4-99, tôi đọc được bài viết của bà Lê Văn Hưng (Phạm Thị Kim Hoàng) có nhắc đến vị sĩ quan tên Nghĩa ở kề cận với Tướng Hưng đến giây phút chót, chắc đó là ông Nghĩa đã viết đoạn hồi ký mà tôi may mắn có được.
Gần cuối năm 1999, tôi đọc truyện dài Nửa Sơn Hà của nữ văn sĩ Kathy Trần có đoạn viết về Tướng Nam, Tướng Hưng, tác giả chú thích là lấy tài liệu từ Phạm Trung Nghĩa. Nghĩa nầy chắc là Nghĩa khác. Tôi không truy tìm được tông tích tác giả của xấp tài liệu nầy để ngỏ ý xin phép được phổ biến. Tôi nghĩ đây là tài liệu quí hiếm để người viết sử đối chiếu với các tài liệu khác, nên tôi tự ý cho phổ biến trước và sẽ xin phép sau, khi nào biết được tác giả. Mong ông Nghĩa hoặc người em của ông Nghĩa có đọc được thì hãy liên lạc với tôi (qua nhà báo)
Hồi ký hay ký ức là những bài viết kể lại sự kiện đã qua theo trí nhớ, theo chủ quan của người viết. Do vậy, nhiều người cùng chứng kiến chung một sự kiện mà khi kể lại, từng câu chuyện của từng người đem đối chiếu thấy không giống nhau 100%. Người viết sử muốn được trung thực thường hay tìm đọc những tài liệu từ các hồi ký, nhứt là hồi ký của những người viết không nhằm mục đích riêng tư nào, để chọn lựa lấy những chi tiết đáng tin cậy, thuyết phục được người đọc mà dựng lại lịch sử. Đọc đoạn hồi ký ngắn của ông Nghĩa, tôi nghĩ đây là người viết hồi ký không có dụng tâm gì cả, đáng tin cậy là trung thực trong tầm nhìn, trong giới hạn hiểu biết của ông, cạnh vị Tướng anh hùng của Quân Lực VNCH, người đã quyết định can đảm vào phút chót cuộc đời quân nhân của mình “Tướng chết theo thành”.
Trân trọng giới thiệu cùng độc giả đoạn hồi ký đặc biệt nầy.
San Jose, tháng 3-2000
Nguyễn Phước Đáng.

Lời tác giả gởi người em“… Anh cố gắng nhớ và ghi lại những gì xảy ra vào những ngày hấp hối của Quân Đoàn IV và cái chết bi hùng của Tướng Lê Văn Hưng. Không là văn sĩ, anh cũng không làm khung trước, nhớ gì viết nấy. Anh mong những vị chỉ huy trực tiếp của Tướng Hưng, những người đã từng trù dập, bôi bẩn vị danh tướng khi ông còn tử thủ ở An Lộc địa. Anh muốn nói tới Tổng thống Thiệu, Tướng 3 sao Nguyễn Văn Minh hiện còn sống tại Mỹ. Nếu quí vị còn sĩ khí của một vị tướng lãnh, hãy viết lên sự thật, để tỏ lòng sám hối, về những ngày tháng hè 72 An Lộc – Bình Long.
“… Nếu có thể, em liên lạc với Thiếu tá Phương, Trung Uý Phúc, đi diện HO, hiện sống tại Mỹ để biết thêm chi tiết về Tướng Hưng trong thời gian ông ở Sư Đoàn 5 BB mà anh không biết…”
* *
Lúc đó khoảng 8h30 tối ngày 30-4-75. Bộ quân phục nghiêm chỉnh vẫn còn trên người Chuẩn Tướng và tôi. Bên trong phòng ngủ Chuẩn Tướng, ngay sát đầu cầu thang trên lầu, sau nụ hôn vĩnh biệt của phu nhân vừa kịp đặt trên má chồng, ông Tướng đã vội vã đẩy bà ra phía ngoài và đóng nhanh cánh cửa. Lúc quay người lại, thấy tôi còn đứng lại trong phòng, giọng ông thảng thốt:
- Nghĩa! Mầy đi ra…
Vừa nói ông vừa nắm lấy tay tôi lôi về phía cửa. Tôi bệu bạo:
- Tôi ở lại cùng Thiếu Tướng!?…(*)
Sự dứt khoát của nghiêm lệnh hằng ngày trong giây phút xúc động mãnh liệt làm giọng Chuẩn Tướng lạc đi. Cái níu đẩy tôi ra ngoài, sự cọ xát ngắn ngủi đầy bi thương ấy khiến tôi có cảm giác mình như là thỏi sắt đang bị rút ra khỏi cục nam châm. Ôi! Cái chết hoàn toàn được sắp đặt trước, lần đầu tiên trong đời tôi mới chứng kiến. Tôi chợt oà khóc!
Đứng bên ngoài, tôi và phu nhân tai còn vọng nghe tiếng rít cài then khô khốc từ bên trong. Bất giác, tôi và bà Tướng mọp người xuống nền gạch, cố đưa mắt nhìn vào khe hở dưới cửa. Mọi sự diễn ra không đầy 1 phút sau đó. Một tiếng nổ chát chúa vang lên bên trong cánh cửa. Tôi hoảng hốt ngưng khóc, đứng bật dậy. Với tiếng nổ đó, tôi đau đớn nhận rõ chắc chắn chuyện gì đã xảy ra rồi! Trong phòng không còn tiếng động nào. Tôi đưa tay thử lay động cánh cửa. Vô hiệu! Tôi lùi lại nhìn xuống phía chân cầu thang kêu lớn khi thấy có 3-4 cái đầu đang nhớn nhác nhìn lên (hình như có cả Thiếu Tá Phương):
- Kiếm một con dao… cạy cửa mau…
Người tài xế tên Giêng cầm con dao to, nhọn, chạy nhanh lên và đích thân nạy cánh cửa bật ra. Mọi người cùng ùa vào phòng. Tôi bàng hoàng khóc ngất. Tất cả cũng khóc và chạy đến chỗ giường ngủ của Chuẩn Tướng. Ông đang ngữa người, nửa thân trên nằm trên tấm nệm trải drap trắng, 2 cánh tay buông ngang, khuy cổ và ngực áo bung ra, màu máu tươi nhuộm thắm phần ngực trái chiếc áo thun trắng bên trong. Cả phần chân Chuẩn Tướng buông thỏng bên ngoài, 2 gót giày chấm đất. Có lẽ Chuẩn Tướng đã ngồi cạnh thành giường, 1 tay cổi 2 khuy áo trên, tay kia đưa nòng colt 45 ấn vào chỗ trái tim…
Chúng tôi đặt Chuẩn Tướng ngay ngắn lại trên giường, gương mặt ông xanh tái, lấm tấm mồ hôi, miệng há, đôi mắt chưa khép, biểu lộ sự đau đớn cực độ. Vừa đặt đầu ông lên gối, bà Tướng vuốt mắt cho chồng… Chuẩn Tướng đã yên nghỉ! Viên đạn oan nghiệt đã xuyên thật chính xác quả tim người anh hùng.
Đứa con đầu lòng, Lê Uy Hải, lúc đó vừa tròn 6 tuổi, đã nhặt được đầu đạn đưa cho mọi người xem, rồi mím môi khép 5 ngón tay giữ chặt “kỷ vật”. Nhìn cử chỉ ấy, tôi nghĩ tuổi thơ ngây dại của cháu đã trôi qua mất kể từ buổi tối hôm nay rồi. Khoảng một tiếng đồng hồ trước đó hai anh em (em gái 3 tuổi) còn đùa giỡn trên tấm nệm cao su đặt dưới nền gạch cạnh phòng cha, hai đứa bé không hề hay biết lát nữa đây vành khăn tang trắng sẽ phủ lên tuổi ấu thơ hồn nhiên của mình.
……………….
…Quả thật tôi chỉ biết rõ quãng đời của Chuẩn Tướng vào thời điểm Cần Thơ, thủ phủ Miền Tây, thật sự đã vô chủ. Cần Thơ gần như chỉ bước vào cuộc trong đêm 29-4. Mười giờ đêm, lúc tôi đang mơ màng, điện thoại từ T.O.C/ Quân Đoàn gọi sang trình Chuẩn Tướng diễn tiến tình hình: Các trực thăng từ Quân Đoàn 3 , từ Sài Gòn… bay lẻ loi về miền Tây đáp bất kỳ nơi nào đáp được… Tôi thức luôn tới sáng vì điện thoại gọi đến liên tục.
12 giờ khuya, nghe có tiếng xôn xao ồn ào ngoài cổng dinh, tôi bước ra và nhìn thấy hàng dòng người cuồn cuộn tuôn trên đại lộ phía bên kia công viên. Cuộc diễu hành náo loạn như đang giữa ban ngày. Tôi kinh ngạc hỏi người lính gác cổng mới biết đó là đoàn người kéo nhau ra bến Ninh Kiều để lên tàu Hải Quân… ra đi. Tôi ngỡ ngàng tự nhủ: “Như vậy là Phó Đề Đốc Thăng tự động dẫn đoàn tàu của ông di tản ư?” (Các lực lượng Không Quân, Hải Quân, lực lượng Đặc Chủng ở miền Tây đều nằm trong hệ thống điều động của BTL/ Quân Đoàn IV) Trong làn sóng người lục tục kéo đi, bất chợt tôi nhìn thấy xe của Chuẩn Tướng Chương Dzềnh Quây, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn IV. Tôi quay vào, gọi ngay cho Thiếu Tá Trưởng Toán Trực TOC hỏi ông có biết vụ nầy không, rồi vội vã lên lầu trình Chuẩn Tướng. Chính ông cũng đang thức như tôi, và bảo tôi gọi Đại Tá Trang, Tư Lệnh Hải Quân Vùng IV Sông Ngòi để ông nói chuyện.
Lúc đó đã 3 giờ sáng ngày 30-4. Tôi đã thấm mệt nhưng vẫn cố nhướng mắt chịu đựng. Giờ nầy giá có Phúc thì hết chê. Phúc khoẻ mạnh, tháo vát, giỏi giắn… Nhưng Trung Uý Phúc đang kẹt lại Sài Gòn sau một chuyến “quá giang” trực thăng về Sài Gòn, ngày trở lại đơn vị bằng đường bộ, quốc lộ Sài Gòn – Long An bị cộng quân cắt đứt với trận chiến dằn dai nhiều ngày, chưa khai thông được.
7 giờ 30 sáng 30-4, tại phòng họp BTL, như thường lệ, Phòng 3 thuyết trình tình hình trong đêm vừa qua trước 2 vị Tướng và các quan chức. Lần nầy có vẻ nghiêm trọng về việc lực lượng Hải Quân Vùng 4 Duyên Hải bỏ đi, mang theo Chuẩn Tướng Tham Mưu Trưởng, Đại Tá Diệp, Tiểu Khu Trưởng Phong Dinh (Cần Thơ), Thiếu Tá Chánh Văn Phòng Tư Lệnh, Đại Tá Đạt, Chánh Sở Hành Chánh & Tài Chánh Số 5.
8 giờ 30 Đại Tá Thiên được cử tạm thời đảm trách chức vụ Tiểu Khu Trưởng Phong Dinh.
9 giờ 30 hai vị Tướng Lãnh gặp nhau trong phòng việc của Tư Lệnh Phó. Chuẩn Tướng bảo tôi gọi Chuẩn Tướng Lạc, Tư Lệnh Sư Đoàn 9 đang chỉ huy công cuộc giải toả quốc lộ Long An, nói ông khẩn dùng trực thăng bay về Bộ Tổng Tham Mưu để biết rõ tình hình thực tại. Trên đường bay, Tướng Lạc không bắt liên lạc được với không phận Sài Gòn, nên phải quay về. Chuẩn Tướng lại lệnh cho tôi gọi về Bộ Tổng Tham Mưu để ông gặp Tướng Trưởng Phòng 3. Tôi lạnh người khi nghe tiếng người tuỳ phái cho biết:
“Tổng Tham Mưu hiện không còn ai. Các Tướng Tá, Sĩ Quan cao cấp đang ở tại cơ quan MACV của Hoa Kỳ.”
Tôi hiểu liền các vị ấy có mặt tại đó để làm gì! Sau vị nguyên thủ quốc gia (Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu), B/Tổng Tham Mưu cũng đã lặng lẽ đóng cửa!… Và như vậy, có nghĩa là riêng Quân Đoàn IV phải tự lo liệu lấy. Buông ống điện thoại xuống, tôi đứng ỳ tại chỗ, một cảm giác tê buốt chạy dọc thân thể: “Đất nước thực sự đã mất rồi
…” Tôi bước vào phòng trình tự sự lên 2 vị Tướng. Tôi thấy mắt Chuẩn Tướng hơi chùng xuống, rồi gật đầu tỏ ý không cần thêm gì nữa. Tôi bước ra ngoài, một nhân viên văn phòng trao chiếc radio và cho biết đài phát thanh Sài Gòn thông báo dân chúng đón nghe thông điệp khẩn của Tổng Thống Dương Văn Minh. Tôi quay trở vào phòng trình Chuẩn Tướng. Lúc nầy Thiếu Tướng Nam đã trở về phòng ông. Chuẩn Tướng vội vã rời phòng bước xuống bậc thềm hướng về toà nhà Tư Lệnh. 15 phút sau, tôi ghi vội nội dung lời phát biểu cuối cùng của Tổng Thống Minh, định sang trình 2 vị Tướng. Gặp Chuẩn Tướng đang bước xuống bậc tam cấp, tôi vừa trao tờ giấy vừa nói vắn tắt:
- Tổng Thống Minh đã đầu hàng!…
Chuẩn Tướng quày quã đẩy cửa vào Phòng Tư Lệnh. 15 phút sau, Chuẩn Tướng trở lại văn phòng mình và bảo tôi gọi để ông nói chuyện cùng 16 Tiểu Khu Trưởng. Đó là lệnh ban hành thiết quân luật trên toàn lãnh thổ Vùng IV kể từ giờ phút nầy. Các đơn vị dừng quân và bố trí tại chỗ chờ lệnh Quân Đoàn. Nếu nó “bung” thì làm lại liền. Thiếu Tướng Tư Lệnh cũng gọi cho 3 Tư Lệnh Sư Đoàn 7, 9 và 21.
Mặc dù nhận rõ thông điệp của Tổng Thống Minh, nhưng hai vị Tướng Lãnh trách nhiệm sinh tử Vùng IV lúc nầy muốn ngăn trở những hổn loạn có thể xảy ra trong cảnh tối tăm nầy. Chính vì vậy mà giờ phút nầy, Chuẩn Tướng vẫn liên lạc cùng Tướng Tần, Tư Lệnh Vùng IV Không Quân, hỏi ông về việc sử dụng bom CPU. Tôi không rõ chuyện thảo luận của 2 vị về việc nầy, nhưng 1 tiếng sau đó, sau khi rời phòng họp, Tướng Tần cùng các sĩ quan của ông đã lên các phi cơ rời căn cứ… nối gót lực lượng Hải Quân!….
Giờ phút nầy, tôi đang giúp Chuẩn Tướng điều chỉnh lại bộ dây ba chạc trên người ông, Chuẩn Tướng như đang trong tư thế đối đầu tại chiến tuyến. Cửa phòng xuỵt mở, 3-4 Đại Tá tất bật kéo nhau vào. Các vị nầy trong số 7 vị Đại Tá được Tư Lệnh Quân Đoàn đề cử vào chức vụ Phụ Tá Tư Lệnh Phó đặc trách về Xây Dựng & Bình Định, Địa Phương Quân & Nghĩa Quân… Thấy điệu dạng họ như vậy, Chuẩn Tướng cười mỉm:
- Các ông làm gì vậy? Tôi còn đây mà.
Thì ra các vị đến để yêu cầu ông Tướng trình Tướng Tư Lệnh để họ được đảm nhiệm chức vụ Trung Đoàn Trưởng, lấp chỗ các vị đã tự ý rời nhiệm. Tôi ngầm hiểu ý nghĩa về việc yêu cầu đó: Thông thường các Trung Đoàn Trưởng được cấp trực thăng C & C sử dụng trong ngày. Tôi được biết Đại Tá Bùi Huy Sảnh, Trung Đoàn 33 cũng vừa rời bỏ chức vụ. Chẳng biết ông có di tản được không?
Ban hành thiết quân luật, Vùng IV đang có vẻ chuẩn bị đối phó với tình hình hơn là treo cờ hàng. Ngay khi hay tin Sài Gòn thất thủ, chợ búa, hàng quán được dân chúng Cần Thơ mua vội bán vội, cố thu xếp nhanh chóng trở về nhà, vẻ mặt ai nấy đều lo âu. Xe lướt nhanh hơn, người đi bộ gần như chạy, đường phố như chuẩn bị đón cơn mưa lớn.
Sau bức thông điệp đầu hàng của Tổng Thống Minh, mọi liên lạc viễn thông với Sài Gòn đều bị cắt đứt. Chúng tôi không biết gì về tình hình Thủ Đô. Tuy vậy, cho đến trưa, tình hình Cần Thơ và 16 tỉnh lỵ vẫn yên tĩnh, chưa có bóng dáng một nhóm cộng quân nào vào các Thị Xã. Các Tiểu Khu vẫn còn liên lạc tốt với Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn.
Buổi cơm trưa thật lạnh lẽo, tôi không thấy đói, nuốt vội qua loa, rồi để nguyên binh phục, kể cả giày, ngả lưng trên giường. Tôi biết, kể từ giờ phút nầy, biến cố sẽ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Buổi sáng, tôi đã tự ý gọi Đại Đội Trưởng Tổng Hành Dinh yêu cầu cho đổ đầy xăng chiếc Jeep Tư Lệnh Phó, xe tôi, xe Ford Custom mang số ẩn tế dùng cho gia đình Chuẩn Tướng. Cho tới giờ phút này, tôi chưa hề được Chuẩn Tướng ra lệnh lạc nào cả…
13 giờ, chúng tôi trở vào Bộ Tư Lệnh, cách tư dinh Tư Lệnh Phó độ 300 mét. Tôi thấy xe Falcon đen cũng đưa bà Tướng cùng 2 con rời cổng dinh. Tôi hơi ngạc nhiên và lo lắng… Có tiếng ồn ào phía Phòng 2 Quân Đoàn: Một núi giấy tờ đang được đốt cháy ngùn ngụt. Có lẽ các hồ sơ quan trọng được thiêu huỷ? Tôi không rõ Đại Tá Trưởng Phòng có còn đó không, và việc thiêu huỷ giấy tờ nầy do lệnh của ai? Tôi cũng không rõ giờ phút nầy có còn đủ các Trưởng Phòng không? Chuẩn Tướng cũng không gọi đến vị Trưởng Phòng nào, ngay cả Trung Tá Tòng, Trưởng Phòng 3 ! Tôi tự hỏi, “Trong tình huống nầy, 2 vị Tướng có còn chỉ huy cấp dưới được nữa hay không” Khuôn viên Bộ Tư Lệnh vắng ngắt, nghẹt thở.
14 giờ 30, Chuẩn Tướng lại trở về tư dinh. Ông bước lên bực thềm, nhưng không bước vào trong như mọi khi, mà đứng tại hiên tiền đình, nhìn mông lung ra khoảnh sân phía trước. Tôi đứng bên trái Chuẩn Tướng, cách vài bước, hơi chếch phía sau, hướng tầm mắt theo ông. Mới vào Hè mà cảnh vật như đã Thu, Đông. Trời chiều ảm đạm, thê lương, từng mảng mưa bụi lạnh lẽo thả xuống tàn phượng vĩ đang nở hoa đỏ ối giữa sân, thêm hình ảnh bất động của Chuẩn Tướng trước mặt, tất cả mang đến cho tôi một cảm giác u-buồn, tan tác… Bất chợt, Chuẩn Tướng quay lại hỏi tôi:
- Cô đi đâu?
- Thưa, cô đến nhà thờ xin lễ rửa tội.
Vừa lúc đó cửa cổng dinh mở toang, chiếc Falcon trườn vào. Tôi thở ra nhẹ nhõm.
Mấy ngày nay, tình hình chiến sự, tình hình đất nước đen tối như vậy, mà người thợ may riêng không ngớt giải quyết mớ vải vóc mới tinh cho bà Tướng cùng thân quyến. Bây giờ lại đi xin rửa tội. Tôi không bao giờ nghĩ ra chuyện ông bà Tướng đã âm thầm cùng bàn bạc chuẩn bị cái chết cho toàn gia đình. Và phần bà đã dọn mình bằng chính cung cách riêng của bà. Bà muốn khi từ giã cõi đời sẽ cùng con cái được đón nhận là con chiên của Chúa, và bước vào áo quan với bộ đồ mới tinh, trong trắng… Nhưng vào phút cuối cùng, khi nhìn thấy 2 con thơ dại, Chuẩn Tướng thay đổi ý và nằn nì bà ở lại đùm bọc 2 con.
Buổi sáng, ngay sau khi bản thông điệp của Tổng Thống Minh vừa dứt, bà Tướng gọi sang văn phòng bảo tôi tìm cho bà càng nhiều càng tốt thuốc varium 5mg. Bà Tướng vốn bị bệnh mất ngủ đã nhiều năm, nên việc bà cần loại thuốc nầy không có gì đặc biệt, tôi nghĩ vậy. Nhưng khi gọi cho Trung Tá Lưu, Liên Đoàn Trưởng 74 Quân Y, ông khuyên tôi đừng nên can dự vào, để lương tâm khỏi bị ray rứt sau nầy.. Rốt cuộc tôi xuống trạm xá Quân Đoàn và người sĩ quan trợ y đã dốc hết số thuốc còn lại trên trăm viên. Bà Tướng nhận số thuốc rất điềm nhiên trước giờ đi nhà thờ xin lễ rửa tội.
Gương mặt Chuẩn Tướng thoáng chút rạng rỡ khi thấy vợ con về đến dinh an toàn. Ông bước đến bên xe đón bà, trao đổi vài lời rồi lên xe trở lại Bộ Tư Lệnh.
Đã 3 giờ chiều. Tôi được biết có cuộc hẹn gặp gỡ thảo luận về việc tiếp thu Cần Thơ giữa BTL/Quân Đoàn IV với đại diện của phía cộng quân. Mọi sự sẽ diễn ra tại văn phòng Tư Lệnh. Tôi không rõ ngoài 2 vị Tướng còn có những ai khác, phía cộng quân bao nhiêu người và ai đã thảo ra văn bản để đôi bên cùng đồng ý ký kết.
16 giờ, Chuẩn Tướng rời Bộ Tư Lệnh và đây là lần hiện diện cuối cùng của ông tại bản doanh nầy. Xe chúng tôi vừa ra khỏi cổng chánh, ông ra hiệu dừng lại và bước xuống xe xem coi chuyện gì xảy ra ở phía trước. Bên kia đường, đối diện vòng đai và cổng chánh Bộ Tư Lệnh có rất nhiều thanh niên, kẻ quần tây, người quần đùi ở trần đang nối đuôi thành hàng dài phóng chân rảo nhanh. Tôi ra hiệu cho anh quân cảnh sang bên kia đường đón chận hỏi 1 người trong số họ. Thì ra những thanh niên nầy thoát ra từ trại Tuyển Mộ Nhập Ngũ đã bỏ ngõ. Giờ phút nầy có lẽ không gì thần tiên bằng là họ đang được trở lại nhà. Hèn gì họ vừa chạy vừa biểu lộ vẻ vui mừng rối rít. Nhìn cảnh tượng trước mắt, tự dưng tôi thấy dâng lên trong lòng nỗi cô độc, trống vắng làm sao! Hình như chỉ còn mỗi một xe jeep chúng tôi độc hành trên con đường ngắn quen thuộc, mà giờ đây như xa lạ và dài lê thê ra…
Đến ngả tư nơi tiếp giao giữa Bộ Tư Lệnh với dinh Tư Lệnh Phó và dinh Tiểu Khu Trưởng Phong Dinh, Chuẩn Tướng ra hiệu dừng xe. Ông bước xuống, đứng nhìn bao quát, có vẻ như đang sắp xếp một thế trận. Tôi nhìn ra 4 phía lộ, và nhận ra vẻ trống vắng rờn rợn. Lác đác vài xe gắn máy, xe thồ, xe đạp đang hối hả gò lưng. Cả một góc phố thoi thóp, im ỉm khiến tôi liên tưởng đến những đoạn film có cảnh tương tự: Les Sept Mercenaires, O.K Coral… thời còn đi học. Bổng từ phía chân cầu Nhị Kiều xuất hiện một chiếc xe jeep đang theo đại lộ Hoà Bình lao nhanh về phía chúng tôi. Chiếc jeep dừng lại cạnh xe Chuẩn Tướng. Người ngồi trên xe là Tướng Mạch Văn Trường, tân Tư Lệnh Sư Đoàn 21. Ông là 1 trong vài vị Tư Lệnh được Tổng Thống Thiệu ra sắc lệnh thăng cấp trước khi lên phi cơ rời Việt Nam. Tướng Trường xuống xe trình Tướng Tư Lệnh Phó Quân Đoàn điều gì tôi không nghe được, nhưng với vẻ hấp tấp và gương mặt đầy lo âu, cộng với tình hình trước mặt, tôi đoán chắc Bộ Tư Lệnh của ông hiện đã tan rã. Chuẩn Tướng bảo Tướng Trường theo ông về dinh.
Tại phòng khách, hai vị cùng ngồi trên ghế “canapé”. Với giọng nói cứng cỏi, quả quyết, ông nói với Tướng Trường rằng giờ nầy ông chỉ huy. Ông bảo Tướng Trường cùng Trung Tá Thành, Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 9 Kỵ Binh đến đóng bản doanh tại dinh Tiểu Khu Trưởng. Chuẩn Tướng bảo Trung Tá Thành lệnh cho 2 Chi Đoàn thiết vận xa M.113 đang ở vùng quận lỵ Bình Minh lập tức quay về Cần Thơ và cho người đến tận bến phà lệnh cho toán chuyển vận phải túc trực ưu tiên chở đoàn thiết vận xa vượt sông. Ra lệnh xong, Chuẩn Tướng đứng lên, vào phòng rửa mặt trong lúc Tướng Trường vội vã ra xe đến dinh Tiểu Khu Trưởng.
Đèn phòng vừa bật sáng, tôi nhìn ra cửa sổ, bóng tối đã nhợt nhờ ngoài sân. Phía cuối phòng, bà Tướng và gia đình đã ngồi vào bàn ăn, có vẻ vẫn an bình như mọi bữa cơm tối hằng ngày. Người lính phục dịch đặt trên bàn tiếp khách, chỗ Chuẩn Tướng đang ngồi, 1 cái dĩa, muỗng và 2 trứng gà ngâm trong ly nước sôi.
Tôi đứng cạnh bàn viết đặt sát cửa sổ phòng khách, trên bàn có 2 máy điện thoại: 1 tự động và 1 qua tổng đài viên. Tối nay tôi tăng cường thêm 1 PRC 25 mở tần số của BTL/SĐ 21 và Thiết Đoàn 9 để liên lạc, theo dõi. Hình như hệ thống truyền tin của Bộ Tư Lệnh đã ngưng hoạt động từ 17 giờ, vì tôi gọi không có tiếng tổng đài viên trả lời. Còn máy tự động dường như bị cắt. Lúc nầy, Thiếu tá Trịnh Đức Phương, nguyên Chánh Văn Phòng, cũng từ dưới phòng anh bước lên đứng phía trái Chuẩn Tướng. Cả 3 chúng tôi im lặng, hồi hộp nhìn về phía màn hình TV vẫn sáng trong, im ỉm.
Phái đoàn 2 bên rời BTL/Quân Đoàn đã gần 2 tiếng đồng hồ và chính lúc nầy là giờ qui định phát thanh. Chúng tôi không phải chờ đợi lâu thêm. Có tiếng nói vọng ra từ TV, tự xưng là phát ngôn viên của BTL/Quân Đoàn và đọc văn bản thông báo “BTL đã đầu hàng. Các đơn vị phải buông trao vũ khí…” Bản văn vắn tắt, nhưng thật rõ ràng, đầy đủ. Nghe đọc bản văn như vậy, tất cả chúng tôi, những người hiểu rõ nội dung bản văn chung trong phiên họp 2 bên đều chết điếng: Đây không phải là bản văn đã được 2 bên thoả thuận ký kết. Lập tức Chuẩn Tướng bảo tôi chuyền máy PRC 25 đến chỗ ông ngồi, đích thân ông cầm ống liên hợp gọi “Hổ Cáp” (danh hiệu Trung Tá Thành trong đặc lệnh truyền tin) bảo ông Thành dùng M 113 lái đến dinh để đi cùng Chuẩn Tướng đến đài phát thanh. Nghe đến đó, tôi lùi một bước về phía cửa, ra hiệu cho Trung Sĩ Sao (cận vệ) chuẩn bị sẵn sàng để di chuyển. Tôi trở lại chỗ cũ vừa kịp nghe lời đáp của Trung Tá Thành vang lên trong loa khuếch đại. Lời lẽ vẫn còn mang vẻ lễ độ của một cấp thừa hành, nhưng rõ ràng đó là lời từ chối thi hành lệnh. Thật khó đoan chắc có lực lượng đáng kể nào của cộng quân đã có mặt ở Thị Xã hay Bộ Tư Lệnh chưa, nhưng với văn bản vừa phát ra, chắc chắn sẽ hung hiểm vô cùng nếu tự nhiên xuất hiện một chiến xa rầm rộ di chuyển trong đường phố lúc nầy. Tôi tin rằng Chuẩn Tướng hiểu rõ điều đó. Trong cảnh biến động nầy, tuy lòng có lo âu, sợ hãi, nhưng nhìn thấy đức tính gan dạ, bất khuất của ông, như là dũng tướng tới bước đường cùng vẫn tả xung hữu đột, tôi khâm phục ông xiết bao! Với tinh thần tự nhận trách nhiệm tối cao, hai vị Tướng Lãnh muốn quân nhân phải được bảo đảm an toàn, ít nhứt cũng cho những binh sĩ khi họ không còn được quyền cầm vũ khí trong tay nữa. Sau bản thông điệp của Tổng Thống Minh, có ai biết được chắc chắn về số phận của những đơn vị trước đó đang trực tiếp giao tranh ác liệt cùng các lực lượng cộng quân và rồi bổng dưng họ phải buông súng trong cơn hận thù còn sôi sục của đối phương?
Đang miên man nghĩ suy, tôi giựt mình khi điện thoại reo vang. Nhấc ống nghe lên, tôi vội chuyển liền cho Chuẩn Tướng khi nhận ra giọng trầm trầm, chậm rãi của Thiếu Tướng Tư Lệnh. Có lẽ Thiếu Tướng hỏi Chuẩn Tướng về bản văn phát thanh vừa rồi. Tôi nghe Chuẩn Tướng trình bày là mọi việc đã giao cho Đại Tá Sáu, ThMPh/ ChTrChTr/Quân Đoàn đại diện cùng đi với phe cộng quân. Vì sao bản văn chung bị tráo? Và tình trạng Đại Tá Sáu ra sao chỉ duy nhứt Đ/T Sáu biết mà thôi. Tôi không nghe Chuẩn Tướng báo với Thiếu Tướng chuyện ông tính đến đài phát thanh mà không thành. Cuộc điện đàm giữa 2 vị Tướng kết thúc. Buông ống liên hợp xuống, Chuẩn Tướng thừ người, ngồi bất động. Lần đầu tiên tôi nhận ra vẻ mệt nhọc tuyệt vọng trên gương mặt ông. Chỗ dựa cuối cùng đối với đơn vị và những đàn em thân tín mà ông từng chỉ huy giờ đã bật gốc. Trong một cử chỉ buông xuôi, Chuẩn Tướng đưa 2 tay về phía trước, bằng một giọng nói oai mãnh, bất khuất ông đã quất về phía tôi và Thiếu Tá Phương một tràng lanh lảnh và đanh thép, khiến tôi rụng rời, vì biết sắp phải xa ông, vị Tướng tôi luôn kính quí. Tôi cúi đầu lặng thinh, cả một khoảnh khắc chơi vơi để 3 chúng tôi mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng…
Chuẩn Tướng đứng lên bảo tôi tập hợp toán lính gác để ông nói chuyện. Thượng Sĩ Trưởng Toán Tiểu Đội bảo vệ dinh Tư Lệnh Phó tập hợp quân thành 2 hàng bên hông dinh. Bằng một giọng cảm động, chân tình, Chuẩn Tướng cám ơn họ đã vẫn ở bên ông đến giờ phút cuối cùng nầy và bảo anh em bây giờ ai muốn rời dinh cứ tuỳ ý… Bổng có tiếng người lính gác ở trên cao báo động có xe cộng quân đến. Lập tức Chuẩn Tướng chạy vào trong nhà. Tôi hô toán cận vệ vào vị trí, rồi xách máy PRC 25 theo ông lên lầu. Chuẩn Tướng vào phòng ngủ rồi trở ra với khẩu XM 18 trên tay, chạy ra bao lơn, nằm xuống nhìn ra phía đường. Lúc nầy tôi mới nhận ra đường phố đang tối thui. Điện toàn bộ Thị Xã bị tắt ngúm. Như vậy điện trong dinh hiện có là do đường dây từ máy phát điện riêng của BTL/Quân Đoàn. Trong bóng đêm u-uất đó, 2 vệt sáng rực phát ra từ 2 đèn pha chiếc xe jeep vừa rời cổng dinh Tiểu Khu, quét thẳng về phía chúng tôi trông thật ghê rợn. Nhưng khi ra đến ngả tư, ánh đèn lại rẻ trái theo đại lộ Hoà Bình hướng về BTL/Quân Đoàn. Họ không đến chỗ chúng tôi. Chuẩn Tướng đứng lên, lùi trở về phòng. Tôi dùng máy PRC 25 thử gọi danh hiệu của Tướng Trường và Trung Tá Thành. Gọi 3-4 lần vẫn khong có tiếng đáp lại. Có vẻ như hệ thống máy đầu bên kia đã ngưng. Chắc chắn phải có biến cố bên dinh Tiểu Khu Trưởng, chỗ Tướng Trường và Trung Tá Thành đến đóng bản doanh hồi chiều. Dinh Tiểu Khu Trưởng và dinh Tư Lệnh Phó chỉ cách nhau hơn 300m thôi, nếu có tiếng súng nổ chúng tôi phải nghe được, nhưng sự việc máy không còn mở túc trực chứng tỏ tình trạng Tướng Trường rất bi quan. Có thể ông và Trung Tá Thành đã bị bắt. Và như vậy tình hình trong dinh chúng tôi cũng rất nguy ngập, không rõ địch sẽ xuất hiện lúc nào. Có lẽ Chuẩn Tướng thấy rằng thì giờ đang rất cấp bách, nên ông bước đến đẩy cửa vào phòng bà. Và đây chính là giờ phút ông thuyết phục bà cần phải sống. Hai cháu bé đang vô tư đùa giỡn trên tấm nệm cao su đặt dưới nền gạch lối ra bao lơn. Tôi trở xuống nhà để tìm gặp, dặn dò toán gác. Thật ra tìm họ cũng là để tự trấn an mình.
10 phút sau, Chuẩn Tướng gọi tôi lên lầu gặp ông. Tại đây tôi thấy ngoài tôi và Thiếu Tá Phương, còn có đông đủ những binh sĩ đã từng phục dịch Chuẩn Tướng cùng gia đình rất lâu năm. Chuẩn Tướng đứng tại phòng ngủ, hai cánh tay ghì chặt đứa con gái 3 tuổi để cho đầu cháu tựa vào má ông. Bà Tướng đứng bên cạnh. Hai bàn tay măng non của cháu bé hồn nhiên lùa vào mái tóc cha làm loả xoả vài lọn tóc rối trên trán Chuẩn Tướng. Bức tranh bi thảm ấy khiến lòng tôi ngậm ngùi tê cứng. Bằng giọng nói tha thiết, ân cần, Chuẩn Tướng gởi lại bà cùng 2 con cho chúng tôi. Ông quả quyết từ giờ cho tới sáng sẽ không có chuyện gì xảy ra, bảo chúng tôi cố gắng hộ tống bà cùng gia đình về Sài Gòn rạng sáng ngày mai, 1-5. Đó là lời uỷ thác cuối cùng của Chuẩn Tướng. Dù đã từng xông pha bao chiến trận, nhưng trong giờ phút tử biệt nầy, Chuẩn Tướng không nén được nỗi uất nghẹn trong lời nói. Ông lấy lại trầm tỉnh thật nhanh, quát bảo tất cả trở xuống dưới nhà, chỉ còn mình tôi và bà Tướng ở lại. Để rồi giây phút vĩnh quyết đã đến!…
Hồi Kết
Lúc đó đã 9 giờ đêm 30-4. Chúng tôi xúm quanh giường ngủ giúp bà Tướng lau rửa thân thể, thay y phục cho ông. Chừng đỡ lưng Chuẩn Tướng lên, mọi người lại đau lòng rấm rứt khóc khi thấy vẫn còn máu tươi rĩ ra chỗ viên đạn thoát ra khỏi thân thể ông. Chuông điện thoại lại reo lên. Tôi lật đật mời bà Tướng tiếp chuyện với Thiếu Tướng Tư Lệnh. Bà sụt sùi báo tin Chuẩn Tướng đã… ra đi… Cuối cùng bà nghẹn ngào cảm ơn Thiếu Tướng Tư Lệnh đã gọi đến thăm hỏi, an ủi bà… Để rồi… 8 tiếng đồng hồ sau, lúc 5h30 sáng ngày 1-5, hai vị Tướng cao cấp nhất lãnh thổ vùng IV cùng gặp được nhau ở bên kia thế giới, với cùng ý chí “Tướng phải chết theo thành
Chuông điện thoại lại reo. Tôi nhắc ống nghe lên, giật mình khi nhận ra tiếng nói của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Tiểu Khu Trưởng Chương Thiện. Giọng ông thật khẩn cấp, ông cần nói chuyện với Tướng Tư Lệnh Phó. Tôi quyết định nhanh trong trí, “Không cho Đại Tá biết Chuẩn Tướng đã tuẫn tiết!” Tôi nghĩ, hệ thống điện thoại đã bị ngắt hoặc do đơn vị nầy đã bỏ nhiệm sở từ chiều, không lý gì bây giờ lại tái lập? Chắc cộng quân đã chiếm đóng và đang kiểm soát các cuộc điện đàm… Sau nầy khi hồi tưởng lại, tôi mới thấy mình thật ngu khờ: Chỉ vì muốn bảo toàn thi hài Chuẩn Tướng mà tự ý trả lời Đại Tá Cẩn là Chuẩn Tướng đang bận chỉ huy các đơn vị nên không thể rời máy tiếp chuyện Đại Tá được. Tôi nghĩ chỉ có cách đó mới ngăn được Đại Tá, để ông không đòi gặp Chuẩn Tướng nữa. Tôi còn tự ý trả lời “Lệnh của ông Tướng truyền đi hồi sáng vẫn không thay đổi” khi Đại Tá hỏi đến điều nầy. Hậu quả là Đại Tá tiếp tục cho Tiểu Khu mình tử thủ, để rồi ông bị bắt, sau đó đưa về Cần Thơ và Cộng quân đã đưa Đại Tá ra xử bắn trước đám đông dân chúng. Trong lúc chỉ huy chiến đấu, Đại Tá Cẩn đã bị thuộc hạ của mình phản trắc, khống chế từ sau lưng. Tôi tin rằng chính vì vậy mà ông không kịp thực hiện được hành động can trường như Chuẩn Tướng Tư Lệnh Phó và Thiếu Tướng Tư Lệnh đã làm, khi Tiểu Khu thất thủ, mà đành để bị bắt sống. Ông vốn là Trung Đoàn Trưởng của Sư Đoàn 9 tăng viện chiến trường An Lộc mùa hè 72, được vinh thăng Đại Tá và trở thành Tiểu Khu Trưởng Chương Thiện sau đó. Pháp trường của kẻ thắng càng tô đậm thêm ý chí hiên ngang, bất khuất của người dũng sĩ trước mũi súng quân thù. Tổ quốc sẽ mãi mãi ghi nhớ ơn Ông cùng những người, cho dù là hàng binh sĩ, trong những giờ phút nầy vẫn còn ngả gục và thắm máu đào trên khắp đất nước non sông.
Có tiếng rè rè từ máy PRC 25 và loa khuếch đại vang lên tiếng gọi danh hiệu Chuẩn Tướng. Tôi nhìn lại bản đặc lệnh truyền tin và nhớ ra giọng nói của Thiếu Tá Điệp, Tiểu Đoàn Trưởng 1/31 đang trong vùng hành quân thuộc quận Bình Minh, chắc anh không liên lạc được với Bộ chỉ huy Trung Đoàn và Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn, nên mới gọi thẳng về Chuẩn Tướng. Tôi báo cho Thiếu Tá Điệp biết chuyện của Chuẩn Tướng và cầu chúc anh may mắn. Trong đêm nay còn bao nhiêu đơn vị đang trong tình trạng bơ vơ, lạc đàn như Tiểu Đoàn của anh, kêu gọi cấp chỉ huy trong vô vọng và đành chờ đợi ánh bình minh để nhận lãnh số phận mình… Từ đó tôi quyết định tắt hẳn máy PRC 25.
Tôi bước trở lại phòng Chuẩn Tướng và nhìn thấy ông ngời sáng trong bộ lễ phục với đầy đủ quân hàm trên 2 cầu vai, cùng dây biểu chương, huy chương. Bà Tướng đang xếp gấp tư lá cờ vàng ba sọc đỏ và lần tay mở nút áo đặt lá cờ ngay ngắn chỗ phần ngực ông. Xong xuôi, bà ngước lên nói cùng tôi, bà mong muốn lễ tang Chuẩn Tướng được tổ chức đúng lễ nghi quân cách. Tôi gật đầu im lặng. Trong bối cảnh nầy, tôi thấy mình cần phải tận lực giúp đỡ bà, còn việc thành bại là hướng sắp tới.
Trời đã khuya, chỉ còn độ nửa tiếng nữa là sang ngày hôm sau. Thân nhân của Chuẩn Tướng vẫn còn đó cạnh ông. Có lẽ cũng không ai nhắm mắt được đêm nay. Tôi đến cầu thang, trở xuống nhà dưới, theo cửa sau vòng ra sân với đầu óc trĩu nặng lo nghĩ. “Khi hay tin Chuẩn Tướng tuẫn tiết, liệu bọn Cộng Sản có chấp nhận để yên cho mai táng ông không, mai táng bình thường thôi, chớ chưa nói đến chuyện đúng lễ nghi quân cách? Hay là đêm nay mình tìm nơi an táng ông chính tại trong khuôn viên dinh?…” Tôi lắc đầu, bỏ ý nghĩ đó và dừng lại chỗ cuối sân, nhìn ra cổng sắt. Đêm đen ghê rợn trùm phủ vạn vật. Trời tối đến độ tôi không nhận ra cánh cửa cổng. Còn vọng gác thì im sửng trên cao, không biết có còn người gác hay không? Sự im lặng chết chóc khiến tôi hoảng sợ đứng ỳ tại chỗ, không dám nhích tới. Tôi có cảm giác đang bị bao vây, rình rập, dòm ngó từng động tác. Tôi trở gót, theo cửa sau, bước lên phòng khách nhìn quanh quẩn, nơi đây cũng tối om, chỉ có chút ánh sáng của ngọn đèn trên lầu hắt xuống cầu thang cho tôi nhìn rõ nhà dưới trống vắng, không còn người lính phục dịch nào ở đó. Tôi quyết định nghỉ lại nơi đây. Đêm nay nếu có sự kiện gì xảy ra từ phía ngoài vào, tôi sẽ là người đón nhận, hay biết trước tiên. Trong bóng đêm cô tịch, tôi ngồi nhớ lại những việc vừa xảy ra, tất cả nhanh chóng kết thúc, tưởng chừng như một giấc chiêm bao! Sự đời như bọt nước bèo trôi, tụ rồi tan, mới hạnh phúc đó đã tan vở, mới cười vui đó đã ôm ra khóc. Lòng tôi bổng chơi vơi rung động nhớ lại lời nói ôn nhu của Trung Tá Nghiêm, Tham Mưu Phó Chiến Tranh Chánh Tri Sư Đoàn 21, khi ông giới thiệu một pháp môn tu thiền cho tôi vào những ngày cuối năm 73 tại văn phòng Tư Lệnh ở Chương Thiện. Sự thôi thúc dâng lên kỳ lạ, tôi xúc động ngồi lại ngay ngắn, chắp tay trước ngực, tâm thành khẩn hướng vọng đến đức thầy Lương Sĩ Hằng, xin ông nhận tôi là môn sinh. Từ đó đến nay đã 24 năm trôi qua, không ngờ nỗi đam mê với môn học nầy, tôi vẫn tiếp tục đeo đuổi và tôi tin chắc sự ổn định được đầu óc nhờ hành thiền, đã giúp tôi viết lại bài anh hùng ca nầy một cách tuần tự, rõ ràng, nhớ rõ như mọi chuyện mới vừa xảy ra.
Sau đó tôi nằm xuống và tạm quên được mọi việc và chìm trong giấc ngủ. Lúc tôi trở giấc, trời vẫn còn tối, lòng tôi lại nặng trĩu khi đối diện với thực tại. Tôi bước ra sau, về phòng mình, gắp rút lo việc cá nhân khi thấy kim đồng hồ đã chỉ gần 5 giờ sáng..
Tôi trở lên lầu, gặp Thiếu Tá Thuyên, Phụ Tá Trưởng Phòng Tổng Quản Trị Quân Đoàn, đang đứng cạnh giường Chuẩn Tướng thút thít khóc. Anh vừa mới đến. Như vậy, tin về Chuẩn Tướng trong đêm đã lan truyền ra ngoài. Sự tao ngộ cũng thật vội vàng, ngắn ngủi. Anh rời dinh liền sau đó, lúc trời vẫn còn mờ tối. Đó là vị sĩ quan duy nhứt của BTL/Quân Đoàn đã đến nghiêng chào trước thi hài Chuẩn Tướng. Tôi bàn định cùng bà Tướng lo thu xếp những gì cần thiết mang đi, đề phòng trước, nếu bị buộc phải rời dinh. Thâm tâm tôi nghĩ đến người bạn chí thân hồi cùng ở Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 31, Trung uý Nguyễn Vĩnh Thành. Mấy năm nay Thành đã thuyên chuyển về Sở Hành Chánh & Tài Chánh Số 5 và cùng gia đình đang ở Cần Thơ, nhờ vậy chúng tôi vẫn thường xuyên gặp nhau. Hiện tại chắc chắn tôi phải nhờ Thành rất nhiều. Trong lúc chờ trời sáng, tôi bàn với Thiếu Tá Phương là anh đảm trách phần việc tại dinh, còn tôi ra ngoài tìm Thành và đi mua quan tài. Lúc tôi tiến đến cổng chuẩn bị ra ngoài, tôi sững sờ khi thấy thái độ của mọi người, trong ánh mắt của họ, tôi đọc được nỗi hoang mang nghi ngại: Họ đánh giá tôi một ra khỏi đây, không bao giờ trở lại!
Lúc đó gia đình Chuẩn Tướng còn ở trên lầu. Tôi mở hé cánh cổng để vừa đủ đi qua, mắt tôi nhìn thấy Đại Tá C. một trong những Phụ Tá của Tư Lệnh Phó đang đứng nơi công viên Hoà Bình nhìn về phía cổng ra vào. Khi thấy tôi đã nhận ra ông, Đại Tá lật đật rảo bước, may mà tôi chưa kịp gọi ông! Tôi vòng bên trái dinh, theo đường tắt rảo bộ đến nhà Thành. Tôi bổng mừng rở khi thấy Đại Tá Vinh đang hàn huyên cùng với 3-4 người tại trước cổng BTL/Đặc Nhiệm 4 của ông (Chức vụ cùng danh xưng có tính cách điều hành nội bộ của BTL/Quân Đoàn IV do Tư Lệnh đề ra, phần lớn nhằm giải quyết số sĩ quan cao cấp “ối động” tại BTL) Tôi thầm ngợi khen ông trông vẫn tỉnh táo và trẻ trung trong bộ áo quần thường dân. Trong buổi sáng hôm nay, không hẹn mà tất cả chúng tôi đều mặc thường phục, hoà nhập vào lớp thường dân. Gặp được Đại Tá, tôi đặt thẳng vấn đề Chuẩn Tướng đã chết và bà Tướng muốn chôn ông đúng theo lễ nghi quân cách, xin Đại Tá với tư cách một sĩ quan cao cấp, đến gặp họ (CS) để nói giúp. Tôi tưởng đã giải quyết được một gánh nặng to lớn khi Đại Tá Vinh đoan quyết đó là trách nhiệm của ông trong lúc nầy.
Đến nhà cha mẹ vợ Trung Uý Thành, tôi thật sự cảm động khi thấy mọi người trong gia đình đều ùa ra đón tôi. Tất cả đã biết tin Chuẩn Tướng tuẫn tiết, nên rất lo cho số phận của tôi. Tôi kể sơ cho mọi người biết Chuẩn Tướng chết như thế nào, trước đó ông dặn dò điều gì, và tôi đang rất cần được giúp đỡ đễ thực hiện lời uỷ thác của người chết. May mắn là nhà Thành có khoảng sân khá rộng, tôi xin được gởi chiếc Falcon và chiếc jeep sơn màu xanh với số ẩn tế dân sự. Chuyện gia đình Thành chấp nhận giữ 2 chiếc xe giúp tôi giữa lúc đen tối nầy là một hành động can đảm, như chấp nhận một bản án, nếu có người tố giác (mà lúc đó thiếu gì bọn ba-mươi-tháng-tư) Tôi biết như vậy, nhưng trong cơn nguy cấp, tôi không có cách nào hơn, đành phải nhờ Thành. Rất may là những ngày sau đó, khi chúng tôi đã rời Cần Thơ, biết tin gia đình Thành vẫn yên ổn. Viết lại những dòng nầy, tôi luôn ghi nhớ tấm lòng của cả hai bên gia đình Trung Uý Thành đối với gia đình Chuẩn Tướng.
Tôi cùng Thành lên chiếc vespa của anh đi đặt mua chiếc quan tài, rồi trở lại Sở của anh. Do ý của Thành, tôi tìm gặp Trung Tá Bia, Phụ Tá Chánh Sở Hành Chánh & Tài Chánh số 5 để nhờ ông chỉ dẫn và giúp lo việc tẩn liệm Chuẩn Tướng. Ông đang thay Đại Tá Chánh Sở hiện vắng mặt, chờ đợi người của Cộng Sản đến để bàn giao. Trung Tá hứa là ông sẽ đến liền sau khi xong việc ở đây và căn dặn tôi chuẩn bị những thứ gì cho việc tẩn liệm. Tôi cùng Thành hướng xe về phía chợ. Khác với ngày 30-4, buổi sáng hôm nay, 1-5, Thị Xã Cần Thơ thật ồn ào, rộn rịp. Gần như mọi nhà đều có người đổ xô ra đường, có nhiều con lộ bị nghẹt cứng. Dân chúng đi bộ tràn ra cả lòng đường, chúng tôi phải xuống xe dẫn bộ, len lỏi tìm lối vượt qua. Tôi chợt nhìn thấy Trung Uý Việt, Tuỳ Viên Tư Lệnh đang đứng trong sân nhà của Trung Uý Minh, sĩ quan Quân Sử BTL, tôi lật đật kéo Thành tấp vào. Gặp Việt, tôi hỏi ngay tình trạng của Thiếu Tướng Tư Lệnh. Buổi sáng, trước khi rời dinh, một hạ sĩ quan văn phòng đã đến trao cho tôi tờ giấy ghi tên họ của tôi đã “đăng ký trình diện” và cho tôi biết tin Thiếu Tướng Nam cũng đã tự sát. Tôi hỏi lại và được Trung Uý Việt xác nhận điều đó. Anh còn cho biết thêm, xe cứu cấp Quân Y Viện Phan Thanh Giản do anh và Trung Uý Danh gọi đã đến và mang Tư Lệnh về Quân Y Viện trong tình trạng hấp hối. Việt kể, lúc đó khoảng 5 giờ sáng, Thiếu Tướng đang ở dưới hầm, ông bảo 2 tuỳ viên lên nhà, rồi dùng colt tự sát khi ông còn lại một mình. Tôi không tiện hỏi han thêm, vì còn quá nhiều việc để làm.
Xe chúng tôi chạy ngang qua nhà Thiếu Tá Qu., Trưởng Phòng 1/SĐ 21, tôi nhìn thấy Thiếu Tá ngồi sau một cái bàn đặt ở ngoài sân, đang hí hoáy ghi. Một số người đứng vây quanh bàn ông. Tôi vỗ vai Thành bảo chạy chậm lại để kịp đọc được dòng chữ ghi trên tấm bảng đặt sát bàn viết “Nơi đăng ký trình diện nguỵ quân” Tôi ngờ ngợ nghĩ “Như vậy, Th/T Qu. là người do CS cài đặt vào Quân Đoàn ư? Hay ông nhạy cảm, muốn lập thành tích để được là người cách mạng ba-mươi-tháng-tư?”
Ra đến khu chợ, tôi ghi nhận một điều là hầu hết các tiệm ăn đều chật cứng thực khách. Lúc đó tôi bổng thấy đói và nhớ ra từ đêm qua tôi chưa có thứ gì vào bụng. Tôi cùng Thành tìm chỗ ngồi để ăn sáng. Tiếng cười nói trao đổi giữa thực khách vang lên ỏm tỏi. Có 2 người khách ngồi cùng bàn với chúng tôi, nói với nhau:
- Ăn cho đã! Ngày mai biết còn xài tiền được nữa không?!…
Tôi để Thành ngồi tại quán, một mình đi sâu vào chợ. Mắt tôi choáng ngộp với toàn màu đỏ: Cờ cộng sản cùng những cây vải đỏ bày bán khắp nơi. Dân chúng nơi đây quả đã sớm hội nhập với hoàn cảnh mới! Tôi mua các thứ trà, nhang, đèn cầy, vải liệm… rồi trở ra cùng Thành phóng nhanh về dinh.
Quan tài đã được đem đến và được đặt trên 2 giá gổ chính giữa nhà. Tôi hơi phập phồng khi thấy có 2 cán binh cộng sản miền Nam đang trên vọng gác. Họ không đả động gì tới bên trong dinh. Hình như họ được lệnh chỉ ở đó mà thôi? Có lẽ thấy yên tâm phần nào, bà Tướng nói với tôi và Thiếu Tá Phương, ý bà dự định quàng lại 3 ngày. Tôi thấy cổ áo quan cũng “khiêm tốn”, nên bàn với Thành đến Quân Y Viện Phan Thanh Giản tìm xin bộ ny-lông. Tôi muốn nhân dịp nầy để biết đích xác tình trạng của Thiếu Tướng Tư Lệnh. Xe chúng tôi tới cổng Quân Y Viện, lác đác còn vài thương binh đang khập khễnh cùng thân nhân hối hả ra cổng. Khi vào sâu bên trong, tôi nhận ra nơi đây im lìm, trống vắng. Y-sĩ, nhân viên lẫn thương bệnh binh… đều đã rời viện tự bao giờ rồi. Một ít thương binh tôi còn gặp có lẽ vì thân nhân ở xa mới vừa đến để đón họ. Duy nhứt chỉ một người đàn ông trạc tuổi tôi còn đứng trong sân cạnh chiếc xe gắn máy của anh. Tôi thầm mong gặp được nhân vật có vai trò đúng như Trung Tá Bia. Tôi liền đến gần và đánh bạo bộc bạch cùng anh việc tôi đến đây. Rất may, tôi gặp đúng người. Anh trao cho tôi bộ ny-lông giấu nơi yên xe kèm theo lời nói:
- Thật may quá, chỉ còn một bộ duy nhứt. Từ sáng tới giờ phát hết rồi!
Tôi hỏi thêm:
- Thiếu Tướng Nam nằm ở đâu?
Anh chỉ Phòng Lựa Thương cách đó chừng 30m và dặn dò tôi coi chừng, đã có chúng nó. Tôi cẩn thận nhìn quanh một lượt. Khi thấy chỉ có 3 chúng tôi, tôi cảm ơn anh, rồi bảo Thành chạy xe đến đậu sát bậc thềm căn phòng, rồi ngồi trên xe chờ tôi. Tôi vừa bước vào cửa phòng là thấy ngay một thi thể được phủ kín bằng tấm drap trắng, chỉ ló ra ngoài 2 chân vẫn còn mang đôi giày da quân đội. Thi hài nằm trên chiếc băng-ca đặt trên 2 giá sắt cao gần 1m. Một chiếc bàn nhỏ đặt trước đầu băng-ca, trên có một lon nhôm đựng cát dùng thay bát hương, một hộp quẹt diêm và một thẻ nhang nhỏ đã bốc ra. Trong Phòng Lựa Thương vắng ngắt . Tôi đoán chắc đây là thi thể của Thiếu Tướng Tư Lệnh. Tôi bùi ngùi mục kích nỗi cô độc của ông. Tôi bước tới đưa tay kéo nhẹ tấm phủ trên đầu để được nhìn thấy gương mặt Thiếu Tướng hiền từ như người đang ngủ. Một vết đạn khoét từ thái dương trái trổ một đường kính cỡ trái chanh nơi thái dương phải, vệt máu đã thẩm đen chạy dài từ đó xuống gò má, đến cổ và động lại trên bâu áo phải làm lem lấm 2 ngôi sao thêu màu đen. Bộ quân phục chiến đấu vẫn trên người Thiếu Tướng đến giây phút cuối cùng. Tôi đốt một nén hương cặm vào lon cát đã có 3 chân nhang của ai đó đã đến đây trước tôi. Tôi kéo tấm vải phủ lại như cũ, rồi lặng lẽ rời Quân Y Viện, với nỗi lòng thật nặng nề, mệt mõi như người bệnh. Giờ phút cấp bách nầy, tôi không thể làm gì hơn được cho vị Tướng Tư Lệnh kính quí!. Nhưng tôi hy vọng quí vị quân y sĩ của Quân Y Viện sẽ không bỏ mặc Thiếu Tướng. Tôi trở về dinh để chờ đón Trung Tá Bia. 20 phút sau Trung Tá đến.
Sau lớp vải liệm là đến chiếc túi ny-lông ôm chặt thi thể Chuẩn Tướng. Chúng tôi đưa thi hài xuống nhà dưới. Trung Tá Bia bảo tôi nâng phần đầu. Lễ tẩn liệm đơn sơ, nhanh chóng do Trung Tá Bia chỉ dẫn thực hiện. Tôi đứng ở đầu quan tài lặng nhìn Trung Tá Bia điều khiển mấy người lính trong dinh làm động tác cuối, từ từ đậy nắp áo quan.
Bổng có tiếng la lớn uất nghẹn:
- Trời ơi!… Ông “thầy” ơi!
Rồi bóng một người lao đến bên quan tài, anh xúc động gần như quị xuống. Tôi nhận ra đó là Thiếu Tá Lương Văn Lành (Cựu Thiếu Sinh Quân), Tiểu Đoàn Trưởng 3/33. Tiểu Đoàn của anh sáng nay cũng đã tuân lệnh giải giáp, giao vũ khí, cởi bỏ quân phục tại chỗ, rồi từ trong vùng hành quân lội bộ ra lộ, mạnh ai nấy tự tìm phương tiện về nhà. Thiếu Tá Lành được tin cái chết của Tướng Hưng nên tìm đến tư dinh. Anh xuất thân từ trường Thiếu Sinh Quân, sau khi rời quân trường, về Tiểu Đoàn 2/31 cuối năm 1968. Do đã từng phục vụ dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Lê Văn Hưng, thuở đó là Trung Đoàn Trưởng 31, nên anh vẫn nhớ và kính quí vị “thầy” của mình…
Đúng lúc đó Trung Uý Phúc xuất hiện. Anh cùng vợ con đáp xe đò từ Sài Gòn xuống tới. Mọi việc xong xuôi, Trung Tá Bia từ giã chúng tôi để về nhà gặp gia đình. Từ hôm qua, 30-4, tên ông vẫn còn nằm trong sổ cấm quân ban hành từ hơn 1 tuần nay của BTL/Quân Đoàn. Một người lính vào nói nhỏ cho tôi biết một nguồn tin rất bất lợi cho chúng tôi. Do vậy, tôi, Phúc và Thiếu Tá Phương thuyết phục bà Tướng nên an táng ngay cho ông và rời dinh càng sớm càng tốt. Chúng tôi phân chia công việc cho nhau: Phúc cùng vài nhân viên đến khu đất nhà ở Cái Răng lo đào huyệt. Phần tôi lo xe tang. Thành đưa tôi đến Hội Mai Táng Từ Thiện của Hiệp Hội Xe Đò Cần Thơ. Rất may cho chúng tôi là người đại diện cho Hiệp Hội chấp thuận, dù biết đó là đám tang của một vị Tướng. Ông cho biết là phải lo cho đám tang khác lúc 15 giờ. Vậy chúng tôi cần phải chuẩn bị sẵn sàng, lúc xe tang đến là phải di chuyển liền.
Từ lúc đó cho đến khi xe tang xuất hiện, chúng tôi thu xếp mọi thứ đem theo để khi rời dinh sẽ không trở lại nữa. Riêng phần gia đình Chuẩn Tướng, buổi sáng sớm sau khi gặp Thành tôi đã trở về hướng dẫn xe Falcon và xe jeep dân sự đến gởi bên nhà Thành rồi, với số hành lý chứa trong cóp sau xe.
Giờ phút trôi qua chậm chạp với nỗi lo lắng chờ đợi của tôi. Từ 16 giờ tôi bắt đầu sốt ruột, bứt rứt không yên. Mảng nắng chiều vàng vọt còn cố níu lại trên đỉnh tàn sao cao ngất. Đúng lúc tôi đang bối rối với chút mong manh hy vọng, bổng có tiếng ồn ào, rồi cánh cửa cổng mở toang. Chiếc xe tang đen ngòm đưa phần đuôi trườn vào sân. Các nhân viên trên xe nhanh nhẩu nhảy xuống chạy vào nhà. Đã chuẩn bị sẵn, chúng tôi cùng họ đưa quan tài lên xe. 5 phút sau tất cả chúng tôi bắt đầu rời dinh. Anh Phương, Phúc và tôi cùng gia đình bà Tướng ngồi trên xe tang. Thành và những nhân viên khác dùng phương tiện riêng chạy theo sau xe tang. Lúc xe rời cổng lớn một đoạn, tôi nhìn lại thấy có nhiều người chạy ùa vào dinh. Vĩnh biệt tất cả, vĩnh biệt cả con chó berger chúng tôi đau lòng phải bỏ nó lại!… Xe quẹo ra đại lộ Hoà Bình để hướng về Cái Răng.
Tại huyệt mộ, một cậu bé trạc độ 14 tuổi, nhưng đôi tay thật thông thạo, nhịp nhàng với miệng hô khẩu lệnh điều khiển lên xuống đòn tay, rút dây khéo léo, đưa êm thắm quan tài đến đáy huyệt. Họ nhanh chóng phụ giúp chúng tôi lấp đất và đấp vung lên thành hình ngôi mộ. Chúng tôi ngậm ngùi chào từ biệt Chuẩn Tướng, để lại mình ông đơn độc như cố Thiếu Tướng Nam mà tôi đã gặp vào buổi sáng.
Chúng tôi về đến Cần Thơ thì trời đã tối. Bà Tướng và gia đình cùng Thiếu Tá Phương, Trung Uý Phúc đến nương náu tại một ngôi chùa. Sau nầy chính các vị sư ở đây đã giúp xây mộ cho Chuẩn Tướng. Tôi về nhà Thành để trông coi 2 chiếc xe. Chúng tôi hẹn gặp nhau lúc 8 giờ sáng ngày mai, 2-5, để về Sài Gòn. Tôi khẩn khoản yêu cầu Thượng Sĩ nhất Triệu, tài xế xe Falcon, cố gắng giúp đưa gia đình bà Tướng về đến Sài Gòn, một lần nầy nữa thôi. Buổi tối, tôi mở tất cả va-li trong cóp xe ra kiểm soát lại, đem thiêu huỷ tất cả hình ảnh binh bị của Chuẩn Tướng. Ban chiều tôi đã trình bày cùng bà Tướng là không nên giữ lại những gì sẽ có hại cho gia đình bà, trên đường về không biết bất trắc ra sao. Hơn 10 giờ đêm, tôi vào giường thao thức không ngủ được. Tôi lo nghĩ đến chuyện di chuyển ngày mai. Nếu vì bất cứ lý do gì, người tài xế vắng mặt, thì tôi phải đảm trách phần việc khó khăn nầy của anh. Tôi chỉ từng lái xe jeep mà chưa từng lái chiếc xe tương đối cồng kềnh nầy, khó khăn nhứt là lúc lên xuống phà. Chiếc jeep giao cho Thiếu Tá Phương, Trung Uý Phúc và gia đình.
Buổi sáng 2-5, tôi vô cùng mừng rỡ và cảm động khi thấy Thượng Sĩ Triệu xuất hiện. Không chỉ riêng chúng tôi mà người hạ sĩ quan già nầy, trong thời gian chờ giấy xuất ngũ, vẫn tận tuỵ với Chuẩn Tướng đến giờ phút hiểm nguy nhất. Đêm qua, khi về đến nhà Thành, Trung Sĩ Sao, cận vệ của Chuẩn Tướng mới bịn rịn từ giã tôi ra bến xe để về với gia đình chắc chắn đang rất trông chờ anh.
Không biết có còn dịp gặp lại nhau nữa không, tôi nghẹn ngào chia tay người bạn tâm đầu ý hợp và gia đình Trung Uý Thành rồi lên xe đến điểm hẹn. Xe tôi đi đầu, xe Phúc theo sau, bắt đầu xuống phà Cần Thơ trực chỉ Sài Gòn. Chúng tôi cùng chung tâm trạng mong nhanh chóng rời khỏi nơi đây. Qua bên kia bờ, mới đi được vài cây số, xe tôi gặp một toán cộng quân miền Nam đứng rải trên đường chận lại xét hỏi. Nhờ vậy xe Phúc thoát qua lọt. Một nữ cán binh, có vẻ là Trưởng Toán, cổ quàng khăn rằn, biểu tượng cán binh miền Nam, vai mang chiếc radio nhỏ đang phát vang rền một bài ca vọng cổ. Cô ta tiến đến bảo tôi mở cửa xe. Thấy chiếc va-li, họ lôi xuống bảo mở ra xem. Trong đó chỉ toàn là quần áo. Tôi mừng thầm là họ không khám phá ra chỗ cóp xe. Đến lượt cái bóp tay của bà Tướng, trong đó có một xấp tiền độ một trăm ngàn. Tôi choáng váng khi thấy cô ta lôi ra một xấp hình. Cô ta chú mục từng tấm một. Toàn là hình ảnh của Chuẩn Tướng mặc quân phục tại chiến trường. Có tấm chụp chung với cố vấn Hoa kỳ nữa. Không kịp trấn tỉnh, tôi trả lời họ đây là vị Tướng đã chết rồi. Thế là họ ra lệnh bắt giữ bà Tướng và tôi với những tang vật đó. Trong lúc rộn ràng, tôi lấy cớ đến đóng cửa xe, rồi ra dấu bảo tài xế rồ máy chạy đi, mặc bà Tướng và tôi tự lo liệu sau. Tôi hy vọng, khi không thấy xe tôi, Phúc sẽ dừng xe lại chờ.
Chúng tôi bị đưa về BChH quận Bình Minh hiện do cộng quân chiếm giữ. Cùng chung số phận bị bắt còn có đôi nam nữ tuổi trạc 20-25 với lý do khá ngộ nghĩnh: Họ mang theo người số tiền gần 40 ngàn mà không có… “đăng ký”! Tại BChH quận, nữ cán binh áp giải chúng tôi đứng ra “tố giác tội trạng” chúng tôi trước hơn chục dân chúng hiếu kỳ, tính tình vốn chất phác của người miền Nam, họ chưa quen hình thức “đấu tố” nầy, nên chỉ trố mắt đứng nghe. Thao thao đã mồm rồi cô ta giao cả 4 chúng tôi cho một ông già, nói là cô cần đi dùng cơm trưa. Trong phòng bây giờ chỉ còn lại một nhân viên nầy. Tôi thầm khấn nguyện vong linh Chuẩn Tướng độ trì cho chúng tôi sớm rời được nơi đây. Một lát sau, bổng dưng ông già trông giữ chúng tôi đem giao trả mọi thứ và cho chúng tôi đi. Có lẽ ông ta không phải là cộng sản chính cống. Chúng tôi lập tức lên xe thồ ra quốc lộ đón xe đò hướng về Vĩnh Long. Ngồi yên trên xe đò rồi, tôi lần dò kiểm lại các thứ: Mặc dù số tiền vơi đi, nhưng tôi vẫn hoàn lại đôi nam nữ số tiền họ bị mất trắng. Trước đó tôi đã thầm ước nguyện có mất tiền cũng được miễn sao được tự do thì thôi.
Trên chuyến xe đò ọp ẹp, chật ních người, nhưng ai nấy đều biểu lộ nỗi rạng rỡ, sung sướng. Họ cùng nhau phát biểu ca tụng cảnh hoà bình hôm nay, tha hồ đi suốt từ Nam chí Bắc… Thậm chí có người còn không tiếc lời chê bai, nguyền rủa đội quân trước đây đã từng bảo vệ họ. Tôi lơ đãng nhìn qua cửa hông xe, ngắm cảnh đồng ruộng bên ngoài, nhưng những âm điệu trong xe vẫn nhức nhối lọt vào tai. Cảnh vật vút qua như dòng đời trôi chảy. Tôi nghĩ ngợi mông lung đến một ngày không xa, năm mười năm nữa, có còn chăng cái vẻ “hồ hỡi phấn khởi” hôm nay? Sống và chờ xem!
Chúng tôi về tới Phú Lâm gặp Phúc đang đứng chờ. Xe Phúc đã đợi gặp xe Falcon và cùng nhau về đến Sài Gòn an toàn. Tuy vậy, chiếc xe jeep cũng bị giữ lại và bị “sung vào tài sản của nhân dân” khi gần đến Mỹ Tho.
Rốt cuộc chúng tôi cũng đến được Sài Gòn đông đủ. Ngày hôm sau đến lượt chiếc Falcon cũng rời chúng tôi, lại bị “sung vào tài sản nhân dân”!? . Người tài xế nhắn lời từ giã để trở lại Cần Thơ trong lúc tôi vắng nhà.
Khi bà Tướng cùng gia đình tạm có chỗ ở cũng là đúng lúc tôi phải vào “trại cải tạo”
Buổi trưa ngày 26-6-75, thời hạn chót, tôi cùng em trai là Trung Uý HquTr, P2/TKh Kiên Giang thu xếp hành trang gọn nhẹ lên đường, chúng tôi rủ thêm vài “sĩ quan nguỵ” cùng xóm, bước vào cuộc đời mới, vào cuộc sống khổ sai trung cổ ẩn dưới cái tên phỉnh phờ “học tập cải tạo”.
Tại trại tập trung, một cán binh mang khẩu AK, mặt còn non choẹt, đứng ngáng tại cổng ra vào, ra lệnh cho mọi người bày biện hành trang ra khám xét. Chúng tôi ngồi xổm trên nền xi-măng với mớ vật dụng trước đôi mắt cú vọ của tên cán binh “con nít còn hôi sữa”. Cảnh tượng đó khiến tôi chua chát nhớ lại lời nói của Chuẩn Tướng đêm 30-4, âm hưởng giờ đây vọng lại hồn tôi rõ ràng từng lời, nhức nhối như từng vết dao đâm: “Nghĩa, tuỳ mầy! Tao đã quyết định đời của tao. Tướng, Tá, hay Uý không là gì cả. Cái quan trọng là sống nhục được hay không?!”
Chúng tôi dành riêng đoạn kết nầy, kính xin phép phu nhân Cố Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng được thay mặt bà để chân thành tri ân gởi đến Hội Đoàn, Quí Tôn Giáo, cùng cá nhân bạn bè kê dưới đây, đã không ngần ngại trước hiểm nguy, tận tình giúp đỡ chúng tôi hoàn tất việc mai táng thi hài Chuẩn Tướng:
- Quí Đại Sư ngôi chùa ở Thị Xã Cần Thơ,
- Hội Mai Táng Từ Thiện của Hiệp Hội Xe Đò Cần Thơ,
- Gia đình 2 bên của Trung Uý Nguyễn Vĩnh Thành,
- Quí vị tiễn đưa,
- Sĩ quan, Hạ sĩ quan, Binh sĩ đã tận tuỵ vì Chuẩn Tướng.
28 – 4 – 1999.
Nghĩa


NHỮNG NGÀY CUỐI Ở QUÂN ĐOÀN 4

Lts: Cựu TSQ Lương Văn Lành nhập trường vào mùa thu năm 1962, số quân là 2631, thuộc Tiểu Đoàn 2/6F ( Cán bộ Thiếu úy Phụng và Thượng sĩ Đinh Mỹ Hoa…)  Ra trường năm 1968, tốt nghiệp khóa 6/68 Sĩ quan Bộ binh Thủ Đức, bổ nhiệm về Trung Đoàn 31, Sư đoàn 21/BB, đảm nhiệm các chức vụ từ Trung đội Trưởng Quân báo, Đại đội Trưởng trinh sát Trung đoàn và Sư đoàn 21/BB. Tháng 10/1973 nhận chức vụ Tiểu đoàn Trưởng TĐ3/33 Sư đoàn 21 Bộ binh. Chức vụ sau cùng là Thiếu tá Tiểu đoàn Trưởng Tiểu đoàn 3/33/21BB. Tưởng cũng nên nhắc lại, Anh là người đầu tiên lên Thiếu Tá của Liên Lớp 1961-1968 .


Sau 30 tháng tư năm 1975, rời đơn vị, xa chiến hữu với niềm uất hận chí trai chưa phỉ, để đêm ngày vẫn nhớ Tiểu đoàn 3/33/21/BB mãi mãi với câu “ Tiểu đoàn 3/31 Beo Gấm U Minh là tập hợp những chàng trai phong sương và yêu cuộc đời chinh chiến “.

Sư đoàn 21 chịu trách nhiệm phòng thủ và bảo vệ Quân đoàn IV cùng với Thiết đoàn 9 Kỵ Binh. Vào những ngày cuối tháng tư năm 75 đơn vị chúng tôi chạm súng liên miên. Nói chung vòng đai của Quân đoàn IV rất sôi động. Tuy nhiên quân Việt cộng không thể lấn chiếm được vòng đai này. Từ những ngày giữa tháng 4, đơn vị tôi đã tấn công đơn vị pháo Việt cộng khi chúng tôi dự tính đưa áp pháo sát vào Cần Thơ để pháo kích trung tâm thành phố và phi trường Bình Thủy. Phối hợp cùng chi đoàn 1/9, chúng tôi bất ngờ tấn công tiêu diệt gọn đội pháo này, tịch thu toàn bộ vũ khí gồm hỏa tiển 122 ly, 105 ly với hơn 600 quả đạn cối. Nhờ vậy mà thành phố Cần Thơ và Bộ Tư Lệnh Quân đoàn IV không bị pháo kích trong những ngày cuối tháng tư.

Ngày 29/4/75, Việt Cộng áp lực nặng trên quốc lộ 4, nhằm cắt đường tiếp viện từ Quân đoàn 4 về Sàigòn.

Trong khi Sàigòn đang hấp hối, thì Cần Thơ, thủ phủ của Quân đoàn IV vẫn an ninh tuyệt đối, kế hoạch hành quân vẫn tiếp diễn, không một đồn bót xa xôi hẻo kánh bị rơi vào tay Việt cộng.

Sáng 30 tháng tư 1975, Tiểu đoàn 3/33/21BB cùng hai chi đoàn thiết giáp hành quân từ Cờ Đỏ về quận Thới Lai để ngăn Việt cộng xâm nhập vòng đai “ Alfa” an ninh của Quân đoàn.

Đến khoảng 10 giờ sáng , đoàn quân đang di chuyển bỗng nghe trên radio ( transtor bỏ túi) tiếng Tổng Thống Dương Văn Minh tuyệt đối đầu hàng Việt cộng và ra lệnh tất cả các đơn vị quân Đội và quân dân các cấp hãy ở yên tại chỗ chờ bàn giao cho quân  Giải phóng.

Nghe lệnh đầu hàng của Tướng Dương Văn Minh, chúng tôi tất cả đều bàng hoàng bực tức : ” Thế là hết, tàn cuộc chiến, là thua, là sẽ như thế nào!!!”…Tôi nghĩ đến ngày mai đen tối của người thua trận…

Nhưng sau đó, qua máy truyền tin C25, tôi trực tiếp với Tư lệnh hành quân Trung tá Thành và Thiết đoàn trưởng Thiết đoàn 9 nhận chỉ thị điều động đơn vị và hai chi đoàn thiết giáp về bảo vệ Quận Thới Lai, trên đường di chuyển gặp Việt Cộng cứ “ phơ tái” như thường lệ…không đầu hàng gì hết.

Trên đường chuyển quân chúng tôi đã không gặp tên việt cộng nào mà chỉ gặp những đồng bào lánh nạn Cộng sản tay cầm cờ vàng, đi từng nhóm về vùng an ninh của chúng ta.

Chiều tối 30/4/75 đang phòng thủ bảo vệ Chi khu Thới Lai, chúng tôi lại được lệnh di chuyển cùng 2 chi đoàn 1/9 và 3/9 Thiết giáp về chi Khu Ô Môn khẩn cấp . lúc này khoảng 7 giờ tối, nhiệm vụ là khai thông và bảo vệ quốc lộ 4 từ Ô Môn đến phi trường Bình Thủy. Khoảng 8 giờ 30 chúng tôi cách Ô Môn chừng 2 cây số đột nhiên truyền tin mất liên lạc với Bộ chỉ huy hành quân và cũng không liên lạc được Chi Khu Ô Môn, tránh ngộ nhận nên tôi cho lệnh dừng quân tìm cách liên lạc lại BCH. Khoảng nữa giờ sau chúng tôi liên lạc được BCH/HQ Trung tá Thành nói với tôi:

-         Tôi thay mặt Bộ chỉ huy Hành quân thông báo cho anh em biết đã đến giờ thứ 25 rồi, kể từ bây giờ các anh tự lo lấy cho đơn vị, nhưng tôi yêu cầu các anh một điều không nên để anh em đổ máu hy sinh vô ích… Xin để anh em về sum họp với gia đình…

Lời nói đến đây im bặt rồi cúp máy hẳn… Kể từ đó chúng tôi không còn liên lạc được với ai nữa.

Tôi cùng 2 Thiết đoàn Trưởng 1/9 và 3/9 tựa lưng nhau yểm trợ chiến đấu cho đến sáng 1/5/75. Đêm đó đơn vị tôi đã có hy sinh và bị thương, nhưng tinh thần anh em vẫn không dao động, mặc dầu Việt cộng đã bao vây kêu gọi đầu hàng suốt đêm, chúng tôi như rắn mất đầu. Tôi cùng Chi đoàn Trưởng Thiếu tá Phát 1/9 và Đại Úy Thọ 3/9 họp bàn tìm phương quyết định, có ý kiến mở đường rút về U Minh, cố thủ, nhưng có ý kiến e rằng không tự túc nổi vì không đủ lương thực đạn dược, thuốc men lo cho anh em chỉ sợ đưa anh em binh sĩ vào tử lộ, như hai binh sĩ vừa hy sinh trong đêm 30/4 vừa rồi phải chôn lấp vội vàng không kịp phủ lá cờ hay một vòng hoa lần cuối cho trọn tình chiến hữu… cuối cùng chúng tôi đành theo lệnh…

Biết bao người hy sinh để bảo vệ miền đất tự do đến giờ phút cuối, gian khổ, hiểm nguy sinh tử không làm chùn buớc, nhưng vận nước nay tới hồi điêu linh, hận sức mình không chuyển nổi cơ trời…

TƯỚNG LÊ VĂN HƯNG HY SINH…

Ngày 1 tháng 5, tôi về đến Cần Thơ khoảng 11 giờ trưa, gặp Trung Úy Thanh ( hiện định cư tại Melbourne ) cho hay Tướng Hưng đã tự sát !!! Tôi cùng Thành vội đến dinh Tướng Hưng. Lúc đó tại dinh đã có Việt cộng gác cổng. Tôi vào, mấy tên Việt cộng nhìn theo nhưng chẳng nói gì. Tôi lên tận phòng riêng Tướng Hưng để nhìn mặt người đàn anh đáng kính lần cuối. Phải nói rằng tôi nhìn thấy Tướng Hưng như đang ngủ, mắt nhắm, tay xuôi bình thản, như anh mãn nguyện vì đã hiến trọn đời mình cho Tổ quốc… Nhưng chắc anh cũng buồn vì dân tộc và quê hương vẫn không thể yên lành trong tay giặc Cộng.

Hiện diện trong dinh Tướng Hưng lúc đó, ngoài tôi còn có hai tùy viên của Tướng Hưng là Trung úy Phúc và Trung úy Nghĩa ( Phúc đã chết trong tù cải tạo, còn Nghĩa nay còn ở Việt Nam), Trung tá Bia thuộc Sở Hành chính Tài chánh CầnThơ, Thiếu tá Phương cùng một số anh em cận vệ, (trung tá Bia cũng đã chết trong tù cải tạo ở miền Bắc).

Lúc đó anh em chúng tôi lo tẩm liệm theo quân cách, Tướng Hưng mặc quân phục đại lễ,. đeo sao, phủ Quốc kỳ, có liệm trà ướp và mời thầy chùa đến tụng kinh. Chúng tôi nhở xe kiệu tang đến đưa linh cửu Tướng Hưng về mai táng tại mảnh đất trên đường Nguyễn Viết Thanh- Cần Thơ vào lúc 13 giờ ngày 1 tháng 5,1975.

Buổi tiễn đưa linh cửu người anh hùng tử thủ An Lộc không có nhiều người, ngoài vợ con Tướng Hưng, năm anh em chúng tôi cùng ông thấy tụng kinh với mấy người khiêng linh cửu. Đồng bào Cần Thơ  có xin được đưa tiễn Tướng Hưng về nơi an nghỉ cuối cùng nhưng Việt cộng không cho phép, được biết trước đây khi giữ chức vụ Tỉnh trưởng Cần Thơ Tướng Hưng rất được đồng bào Cần Thơ thương mến vì Ông luôn luôn đối xử thuận hòa theo ý đồng bào.

Phu nhân Tướng Hưng là chị Hoàng cùng hai tùy viên chứng kiến đã kể lại cái chết của Tướng Hưng cho chúng tôi biết như sau:

Tướng Hưng cùng Tướng Nguyễn Khoa Nam đã họp bàn quyết định tự thủ Quân đoàn 4 bất chấp lệnh đầu hàng của Tướng Minh. Bộ Tư lệnh quân đoàn đã ra lệnh các Tiểu khu cùng các đơn vị quân binh chủng , các sư đoàn chiến đấu tiếp tục cho đến khi có lệnh mới.

Tình hình Quân đoàn 4, đến cuối tháng tư năm 1975 không hề có một đồn bót , Chi Khu, Tiểu khu nào bị thất thủ, không một đơn vị tác chiến nào tan rã mặc dầu có nhiều trận giao tranh rất ác liệt cho đến ngày cuối, cho đến 28 rạng 29/4/75 tỉnh Ba Xuyên. Việt công pháo kích và tấn công vào phi trường Sóc Tăng, bị đẩy lùi ngay với nhiều thiệt hại nặng nề. Cuối cùng tại Tiểu Khu Chương Thiện, Đại tá Hồ Ngọc Cẩn Tiểu khu trưởng vẫn chiến đấu đến cuối ngày 30/4/75. Các đơn vị Sư đoàn và thiết giáp chúng tôi đều chiến đầu đến cuối 30/4/75.

Tướng Hưng tự sát vì kế họach tự thủ không thành. Riêng tôi vẫn thắc mắc không hỉểu vì sao các đơn vị vẫn còn vững mạnh mà bỗng nhiên ra lệnh rã ngũ… mãi đến bay giờ tôi mới hiểu ra…

Người tùy viên của Tướng Hưng kể, vào lúc 7 giờ 30 tối ngày 30/4/75 tướng Hưng nghe điện thoại ở phòng riêng, bỗng nhiên ông đập bàn giận dữ và nói:

-         Thôi vậy là hết rồi, còn gì phải nói… hỏng hết kế họach…

Tướng Hưng gọi hai sĩ quan tùy viên với một số binh sĩ bảo vệ dinh lên phòng nói chuyện, ông phát tiền cho anh em bảo vệ dinh cùng hai tùy viên và nói:

-         Giờ này tôi không còn cần các anh để bảo vệ nữa, Cám ơn các anh em đã giúp tôi nhiều trong mọi công tác, Anh em cầm tiền này mà về lo liệu cho gia đình. Thôi tạm biệt ah em và ra lệnh anh em phải giải tán ngay.

Ngay khi ấy Tướng Hưng gọi vợ con lên nói:
-         Nhiệm vụ bà bây giờ là phải sống và bảo vệ con cái cho nó nên người, bằng mọi cách tìm đường ra nước ngoài sống để lánh xa sự trả thù của Việt cộng . Sau này bà nói cho con hiểu thù Việt cộng là gì, còn phần tôi hy sinh trọn vẹn cho tổ Quốc Việt Nam tự do.

Chị Hoàng ,vợ Tướng Hưng khóc và nói:

-         Anh hãy nhìn kỹ… nhiều người khác cũng như anh , họ vẫn thản nhiên dẫn vợ con đi nước ngoài bằng phi cơ… em khuyên anh nên nghĩ lại có được không?...

Tướng Hưng trả lởi vợ,:

-         Vợ chồng sống chung, bà biết tính tôi, đã quyết định một là một… tôi sống khi nào tôi không còn thấy thằng Việt cộng nào lãng vãng vào đây…bây giờ tôi không giết được chúng nó thì tôi phải tự giải quyết phần tôi. Tôi ra lệnh bà đưa con xuống khỏi phòng tôi ngay.

Liền sau đó, cửa phòng đóng sập lại, khoảng 5 phút sau một tiếng nổ vang lên trong phòng Tướng Hưng, chị Hoàng và hai tùy viên vội chạy lên, xô cửa bước vào, thấy Tướng Hưng nằm trên giường, tay xuôi với khẩu súng colt 45 ấn vào ngực trái máu rỉ ra đã đưa vị danh Tướng vào quân sử Việt Nam Cộng Hòa cho người ngưởi thương tiếc….

Lúc đó là 8 giờ tối 30 tháng 4 năm 1975.

Tướng Lê Văn Hưng , người đã một đời oanh liệt, chiến đấu anh dũng để bảo vệ tự do cho quê hưong , dân tộc, nay thế nước nghiệt ngã, vận nước điêu linh… là Tướng không bảo vệ được đồng bào, quê hương người đã tự xử., quyết không chịu nhục… Một Tướng quân “UY DŨNG TRUNG LIỆT”. Người ra đi, để lại mãi mãi vô vàn kính phục và nỗi tiếc thương trong lòng muôn người dân Việt.

Tôi được vinh hạnh vuốt mặt người đàn anh ( và cũng là người Thầy của tôi trong quân đội) lần cuối và tiễn đưa anh về an nghỉ cuối đời.

Hôm nay 30 tháng 2005 , là lần giỗ thứ 30 của Tướng Hưng, người anh hùng đã từng tử thủ An Lộc 1972, Vị Tướng uy dũng vẹn toàn… tôi luôn tưởng nhớ Anh ; Từ ngày tôi về đơn vị, trình diện trung đoàn 31 ở Chương Thiện,  Anh là Trung tá Trung đoản trưởng, tôi đã được vinh hạnh bắt tay chào anh lần đầu năm 1968 và vuốt mặt anh lần cuối 1975.

Kính nguyện hồn thiêng sông núi anh linh, sớm đưa vận nước đến thời thanh bình, an lạc, tự do dân chủ Cộng sản diệt vong để hồn Anh chiến sĩ được ngậm cười nơi chín suối.

Sydney, tháng 4/2005
CTSQ Lương Văn Lành
Cựu Tiểu đoàn trưởng 33/SĐ21BB



LƯỢC GHI VỀ ĐỜI BINH NGHIỆP CỦA TƯỚNG LÊ VĂN HƯNG

Tướng Lê Văn Hưng xuất thân khoá 5 Sĩ quan trừ bị Thủ Đức, mãn khóa vào tháng 1/1955.  Sau ngày ra trường, ông đã có một thời gian dài chiến đấu tại chiến trừong Miền Tây qua  các chức vụ . Các chức vụ chỉ huy từ cấp Đại đội, Tiểu đoàn, Trung đoàn thuộc Sư đoàn 21 Bộ Binh (BB). Năm 1966, ờ cấp Thiếu tá, ông là Tiểu đoàn Trưởng Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 31 BB . Cũng trong năm 1966, ông được các phóng viên chiến trường vinh danh là một trong năm ngũ hổ sĩ quan khác là : Thiếu tá Lưu Trọng Kiết, Tiểu đoàn Trưởng Tiểu đoàn 42 BĐQ, Thiếu tá Nguyễn Văn Huy, Tiểu đoàn Trưởng Tiểu đoàn 44 BĐQ, Đại úy Vương Văn Trổ, Tiểu đoàn Trưởng Tiểu đoàn 3/33BB, Đại úy Hồ Ngọc Cẩn , Tiểu đoàn Trưởng Tiểu đoàn 1/33BB.


Năm 1968 ở cấp bậc Trung tá, Sĩ quan Lê Văn Hưng là Trung đoàn Trưởng Trung đoàn 31BB. Ông đã chỉ huy Trung đoàn 31BB lập nhiều chiến tích tại chiến trường Hậu Giang. Cũng trong thời gian chỉ huy Trung đoàn 31BB, Ông được thăng cấp Đại tá. Giữa tháng 6/1971, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 5BB khi còn mang cấp Đại Tá, hơn 9 tháng sau ông được thăng cấp Chuẩn Tướng, tiếp tục giữ chức Tư lệnh Sư đoàn  này đến ngày 3 tháng 9/1972, sau đó được cử giữ chức vụ Tư lệnh Phó Quân Khu 3. Một năm sau, Tướng Hưng được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 21BB, cuối tháng 10/1974, ông đảm nhiệm chức vụ Tư lệnh Phó Quân đoàn 4 và đã tự sát vào tối 30/4 tại Cần Thơ.

Đã đăng trong Đặc San NhânTríDũng 2005




THIẾU SINH QUÂN MỘT NGÀY, THIẾU SINH QUÂN MỘT ĐỜI

CTSQ Bác sĩ NGUYỄN ĐỨC LONG, M.D- Montreal-Canada

Từ những năm trung học, qua những năm đại học, cho tới lúc đã ra trường, mỗi lần có dịp là tôi ghé Nha Trang thăm nhà. Tôi nói là ghé thăm với lý do dễ hiểu, cuộc đời Thiếu sinh quân đã chiếm đến 90% sinh họat hàng ngày của hầu hết các TSQ. Gọi là đã chiếm mất với tất cả sự thích thú, giao động của tuổi trẻ. Sôi nổi, đứng ngồi không yên. Một ngày phải có 36 giờ, có lẽ vẫn chưa đủ, cho vuông tròn công chuyện của 24 tiếng. Đó là bản tính trời cho của TSQ. TSQ là hiếu động. TSQ là kỷ luật trong cởi mở. TSQ là bao dung, trong nghiêm trang. TSQ là khôi hài hơn ai hết. Nhưng TSQ không ưa bị ai qua mặt. Nếu không như thế, không còn là TSQ nữa. Má tôi là một bà mẹ đầy tình cảm, mau nước mặt. Mỗi lần tôi về, rồi mỗi lần tôi đi, bà đều khóc. Bà đã nhiều lần nhắc lại cùng một câu hỏi:” Cha mẹ cho con vào TSQ, con phải xa gia đình, con có bao giờ oán giận cha mẹ không.” Chắc chắn rất nhiều người trong chúng ta trước câu hỏi này, cũng sẽ trả lời :” Nếu ở nhà với cha mẹ , con sẽ làm cái gì đây?”

            Tuổi nhập  học TSQ là 11, 12 tuổi. Nếu còn sống với gia đình, các chú nhỏ này, ngoài việc tới trường học hành, chỉ biết vui chơi, đùa nghịch, chạy nhẩy, chơi khăng, đánh bi, nhưng vẫn vô tư, nhút nhát, như con gái, phụ thuộc vào cha mẹ. Đêm đêm, có khi không dám ngủ một mình, vì sợ ma, sợ bóng tối. Nhưng khi đã nhập trường TSQ, tất cả như đã được thóat xác. Suốt ngày, có chuyện phải làm, mệt nhoài, không một phút ngừng tay, nghỉ ngơi để nghĩ vẫn vơ….Học chữ. Tập quân sự, xử dụng vũ khí đủ lọai, diễn hành, tác xạ, bò dưới hỏa lực. Học võ nghệ, chơi thể dục, thể thao, bóng rỗ, bóng tròn, bóng bàn. Thêm các món như truyền tin, quân cụ. Tất cả được uốn nắn, trong kỷ luật, tôi luyện chí kiên cường. Tính tự lập. Tinh thần trách nhiệm. Tháo vát. Song lạ, là hầu hết vẫn rất lãng mạn, đa tình.

            TSQ lớn khôn , hiểu đời, già dặn, trưởng thành, cuồng nhiệt. vui nhộn, hơn những đứa trẻ cùng lứa tuổi. Trong cuốn cẩm nang của mỗi TSQ, chỉ có chữ lạc quan, chỉ có chữ yêu đời, chỉ có chữ hãnh diện, chỉ có chữ quyết tâm, tương thân tương ái. Và cuốn cẩm nang này, dù bây giờ, hay mãi về sau, có được nhuận sắc tái bản bao nhiêu lần đi nữa, chắc chắn cũng chẳng khi nào có những chữ như bi quan, thất vọng, ích kỷ, tự mãn, tự kiêu. TSQ mang trong tiềm thức , ở mỗi tế bào , trong mạch máu hồng luân lưu, tất cả như chuyên chở một cái gì vừa giản dị, tuyệt vời, nhưng không kém phần quan trọng kiêu sa. Máu từ tim phải qua trái tới phổi để chan hòa, hấp thụ dưỡng khí , mang đi phân phối nuôi dưỡng cơ thể. Máu từ khắp nơi, khi trở về đã trở thành máu đen, vì đã hết dưỡng khí…Máu từ tim ra đi chứa đầy dưỡng khí. Máu từ các bộ phận trở về, nơi TSQ, cũng vẫn đầy ắp dưỡng khí. Đó là biểu tượng, là sức sống mãnh liệt, là động lực thúc đẩy tập thể TSQ tiến tới. TSQ là như thế đó. Các soeurs, các linh mục được triệu vời, phải có một vocation tuyệt vời, mới đi tu, mới hiến đời mình cho Chúa. TSQ từ khắp nơi đổ về trường, trong mọi lứa tuổi, thuộc đủ giai cấp xã hội cũng như có một vocation tương tự, dể được uốn nắn, trong kỷ luật nghiêm minh, đôi khi trong roi vọt. Tất cả để đạt tới một cái gì, nghe hư huyền diệu, tuyệt vời, mênh mong trong bình minh. Để nhất định đạt được một cái gì đó, thực mát mắt, ngọt ngào ở đầu lưỡi…như reo vui trong mỗi tế bào, trong xương tủy, như trong Tiếng Sáo Thiên Thai “ thiên tiên chốn đây hoa xuân chưa gặp bướm trần gian, có một mùa đào giòng, ngày tháng chưa tàn qua một lần”. Như một bông bưởi, như nụ  hồng trước một thử thách, bên cạnh những nguy hiểm , bông bưởi này , nụ hồng này, chỉ biết  nở, chỉ biết nối tiếp trường tồn, chỉ biết tỏa hương thơm ra, gần thì ở trong tầm tay, mà ra xa, cũng chưa bao giờ xa như thế, bên kia chân trời, ngút mắt. Tất cả như một. Tất cả để có được một điều gì , nghe như tầm thường, thực ra là quí giá vô vàn, nếu không phải là niềm hãnh diện, sáng trưng như mặt trời, thơ mộng như mặt trăng, long lanh như sao Bắc Đẩu, Đó là cái gì như nam châm thu hút, như sợi chỉ hồng ràng buộc định mệnh êm ái. Đó là gì, nếu không phải là một niềm hãnh diện là một Thiếu Sinh Quân. Thiếu Sinh Quân một ngày. Thiếu Sinh Quân một đời.

            Các giáo sư, cán bộ, sĩ quan, hạ sĩ quan, đã tiến lại gần, tự nguyện, quên đi bản thân mình để tạo dựng, hình thành tập thể TSQ. Những giáo sư Ứng Cảnh Quang, Phạm Văn Viết, Đào Văn Tố, Nguyễn Hữu Hùng, Dương Quán, Bùi Thiệu Tường, Vũ Thị Minh Dung. Bà Nguyệt, Bà Đậu, kể cả nhạc sĩ Lê Hoàng Long với “ Thiếu Sinh Quân Hành Khúc”, cùng bao nhiêu vị khác nữa trong quân đội cũng như trong các trường công lập ở khắp nơi, đã tới với TSQ, thử một lần, để rồi lưu lại một đời, với duyên tuyệt vời và nợ cũng tuyệt vời.

            Nhân đây, tôi muốn kính cẩn, ân cần nhắc tới một người hơn cha mẹ ruột. Một người vừa là cấp chỉ huy, vừa như cha, như anh. Đại tá Phan Như Hiên tuyệt với thân ái. Với niềm ước mơ xin được gặp lại Ông một lần. Tôi tốt nghiệp ra trường. Lên làm Y sĩ trường Trung Đoàn 42 Biệt Lập tại Tân Cảnh, Dakto. Sau đó, đổi về làm y sĩ điều trị tại Bệnh xá Sư Đoàn 2 Không Quân Nha Trang. Tại đây, có một lần. Một lần, tôi đã không nên thân, nên một lần phải ân hận suốt đời. Được tin Đại tá Phan Như Hiên đi công vụ ghé qua Nha Trang. Tôi đến nơi hẹn trễ nên không gặp được Ông. Ông là người tôn trọng người khác. Từ những chú TSQ bé nhỏ đến các quân nhân cán bộ đủ mọi cấp bậc. Ông tôn trọng lời hứa. Quyết tâm, khi làm điều gì là phải làm cho tới cùng. Tại Mỹ Tho, lúc chúng tôi sắp thi trung  học, Ông nói “ Các em ráng học , lên trên đậu xong tú tài, tôi sẽ bằng mọi cách vận động cho các em học Đại học Sư phạm hay Quân Y..”. Đại Tướng Lê Văn Tỵ phản đối với lý do “ chúng nó là lính hiện dịch, dù đậu tú tài toàn phần đi nữa thì cũng phải đi học Đà Lạt”. Lúc đó Đà Lạt chưa đòi tú tài. Ông yêu thương TSQ như con ruột của Ông. Một người cha chính hiệu, thực hiền từ, bao dung. Nhưng khi cần nghiêm khắc thì cũng thực là nghiêm khắc. Chúng tôi trọ học ở Sài Gòn. Mỗi năm, trước khi tựu trường, chúng tôi phải về Vũng Tàu một tuần lễ . Sinh họat trong kỷ luật như mọi TSQ khác. Một buổi trưa, còi tập họp để nghe nhật lệnh trước khi đi ăn cơm, chúng tôi sắp hàng trễ. Ông đã ra lệnh, bắt chúng tôi quỳ trước mặt toàn trường. Sau đó, gọi chúng tôi lên trình diện. Ông nói, trong niềm xúc động, không với địa vị chỉ huy trưởng “ Qua rất yêu thương các em. Sở dĩ Qua bắt các em quỳ trước mặt toàn trường, là muốn các em phải làm gương cho mấy đứa nhỏ”.

             Không có Đại tá Phan Như Hiên nài nỉ, “ tranh đấu” với Đại Tướng Lê Văn Tỵ và Tổng thống Ngô Đình Diệm, thì bên cạnh những TSQ xuất thân từ trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, Trường Thủ Đức, Trường Đồng Đế, Trường Không Quân, Hải Quân, sẽ không có những TSQ tốt nghiệp Quân Y hay Đại Học Sư Phạm. Hầu hết các vị Ân nhân vừa nêu trên kể cả Đại tá Phan Như Hiên, không hề xuất thân từ bất cứ trường TSQ nào. Nhưng các Quý vị đã cư xử, hành động, trong cung cách cao quý của những cựu TSQ chính hiệu và đa hiệu. Đại tá Phan Như Hiên, vị đại Sư Phụ, Ông có duyên với TSQ. Ông có nợ với TSQ. Một món nợ tình. Một mối tình cao hơn tất cả mọi mối tình. Không ai định nghĩa được tình yêu. Không nên tìm tòi để mà định nghĩa. Vì định nghĩa là đóng khung, buộc chặt. Và tình yêu không còn là tình yêu nữa. Tình yêu trở thành tĩnh vật. Chỉ cần tâm niệm một điều. Đại tá Phan Như Hiên, đã không hẹn mà tới, tới đúng lúc, dừng chân tại nơi này, đã tạo dựng lên, gây căn bản vững chắc cho một điều gì, có lẽ đã làm cho Ông thực sự hãnh diện. Tập thể TSQ hãnh diện. Và sự hãnh diện này, đã mãi mãi trở thành kim chỉ nam, hướng dẫn cho cuộc đời binh lửa, cũng như cách linh động của mỗi TSQ. Câu chuyện Bà Tiên với Cô Bé Lọ Lem. Làm sao Tri Ân, Vinh Danh Đại tá Phan Như Hiên. Biết bao nhiêu lời mới gọi là vừa. Xin cám ơn Định mệnh. Định mệnh yêu dấu. Thay vì áp đặt, Định mệnh  đã một lần đồng lõa, nên cho phép sự tự ý lựa chọn. Với sự tự ý lựa chọn. Thiếu Sinh Quân một đời, sinh hoa nẩy lộc từ Thiếu Sinh Quân một ngày. Một ngày, một đời ngang dọc.

Ctsq Bác sĩ Nguyễn Đức Long, M.D